Crimea và bài học đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc

27/03/2014 14:25
Hồng Thủy
(GDVN) - Chỉ có lực lượng vũ trang của riêng mình mới là công cụ đáng tin cậy nhất trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Bài học Ukraine đã cho thấy rất rõ điều này.
Lính Ukraine đã không phản ứng gì trong suốt quá trình Nga sáp nhập Crimea.
Lính Ukraine đã không phản ứng gì trong suốt quá trình Nga sáp nhập Crimea.

Ankit Panda, một biên tập viên tạp chí The Diplomat, từng là chuyên gia nghiên cứu tại đại học Princeton về khủng hoảng ngoại giao quốc tế, an ninh quốc tế, địa chính trị ngày 27/3 bình luận, một trong những bài học gây sốc nhất của cuộc khủng hoảng Ukraine là làm thế nào để cải cách quân đội, phân bổ nguồn lực thiếu thốn và xem xét các lợi ích lâu dài của Nga tại Crimea.

Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay đối với quân đội Ukraine là sự thiếu thốn tài chính. Sau vụ Nga sáp nhập Crimea, chính phủ mới tại Kiev phải sử dụng đến đám đông biểu tình để làm nguồn cung cấp nhân lực cho lực lượng vũ trang. 

Cuối cùng, chỉ có 6 ngàn binh sĩ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ Ukraine rộng khoảng 600 ngàn km vuông.

Tuy nhiên vấn đề lớn hơn là sức mạnh quân sự của Ukraine trước đó lại nằm hết ở bán đảo Crimea, tất cả trứng được bỏ vào 1 giỏ. Khi Nga tiến hành các bước sáp nhập Crimea, lực lượng quân sự Ukraine đóng trên bán đảo đã không phản ứng mà chờ kết quả trưng cầu dân ý. Điều này cho thấy phần còn lại của lực lượng vũ trang Ukraine có thể mất khả năng chiến đấu ngay lập tức một khi tình huống xảy ra.

12 trong số 17 chiến hạm lớn của Ukraine đã rơi vào tay Nga. Ngoài ra 12 ngàn trong số 15.450 quân và 2000 lính không quân đóng tại Crimea hiện đã do Nga kiểm soát.

Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng hơn khiến các nước láng giềng ở châu Á đều đề phòng, cảnh giác.
Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng hơn khiến các nước láng giềng ở châu Á đều đề phòng, cảnh giác.

Lực lượng vũ trang Ukraine đóng tại Crimea đã không phản ứng chống lại Nga có hàng loạt lý do, nhưng lý do chính trị nhấn mạnh việc phân bổ binh lực của quân đội Ukraine mất cân đối. Các nhà lãnh đạo Ukraine bất luận có thân với Vladimir Putin hay không vẫn nên thường xuyên nhớ rằng Crimea rất dễ bị tổn thương và lợi ích to lớn của Nga trong việc bảo vệ lực lượng của họ tại Biển Đen.

Mặc dù mối quan hệ giữa Nga và Ukraine đã từng rất chặt chẽ, nhưng Kiev đã luôn có lý do để hoài nghi về ý định của Moscow đối với Crimea, chỉ đơn giản là tầm quan trọng của bán đảo này quá lớn.

Tuy nhiên thay vì công khai xoa dịu những lo ngại của Moscow về lợi ích của người Nga ở Crimea, Kiev đã lựa chọn phương án dựa vào sự đảm bảo của cả phương Tây và Nga để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Biên bản ghi nhớ Budapest không phải một hiệp ước chính thức được ký năm 1994 bởi Ukraine, Nga, Mỹ và Anh đảm bảo rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là một quốc gia độc lập sẽ được tôn trọng. Đổi lại Ukraine hủy bỏ vũ khí hạt nhân của mình thời Xô Viết và tham gia ký Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Cuối cùng Nga không giữ thỏa thuận này mà không vấp phải phản ứng dữ dội nghiêm trọng nào từ phương Tây.

Trung Quốc tỏ ra ngày một hung hăng hơn trên các vùng biển Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp với láng giềng.
Trung Quốc tỏ ra ngày một hung hăng hơn trên các vùng biển Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp với láng giềng.

Ukraine nên tự cân bằng nội bộ để đối phó với Nga, nhưng Kiev đã không làm vậy chỉ vì những lý do chính trị. Quân sự hóa để chống lại một nước khác thường không mang lại cho mình bất kỳ lợi ích nào, huống hồ suốt thời gian dài Kiev phải dựa vào Moscow để tìm kiếm những phúc lợi kinh tế.

Cân bằng bên ngoài thường ít minh bạch và cũng ít đáng tin cậy. Hầu hết các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã không mắc những sai lầm đó.

Cân bằng nội bộ để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc đang được tiến hành trên khắp châu Á. Các liên minh và quan hệ đối tác có thể được chứng minh là không chắc chắn và không đáng tin cậy một khi xảy ra tình huống cam go buộc phải đưa ra quyết định.

Cuối cùng, chỉ có lực lượng vũ trang của riêng mình mới là công cụ đáng tin cậy nhất trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Bài học Ukraine đã cho thấy rất rõ điều này.
Hồng Thủy