FBI vẫn bế tắc trong cuộc tìm kiếm hung thủ đánh bom Boston Marathon

17/04/2013 13:43
Nguyễn Hường (nguồn Rian, Telegraph)
(GDVN) - Mặc dù FBI hứa hẹn sẽ đi đến tận cùng thế giới để đưa những kẻ chịu trách nhiệm về vụ đánh bom tại cuộc đua Boston Marathon ra công lý, nhưng hơn một ngày sau khi sự kiện này xảy ra, cơ quan này thừa nhận rằng họ vẫn chưa có manh mối nào về những kẻ tổ chức cuộc tấn công đẫm máu.
Hai vụ đánh bom xảy ra cách nhau 12 giây tại cuộc đua điền kinh quốc tế hôm 16.4 đã cướp đi 3 mạng người (gồm 1 bé trai 8 tuổi và 1 sinh viên người Trung Quốc đang du học tại Boston) và làm hơn 183 người bị thương, 23 người vẫn đang ở tình trạng nguy kịch.

Hiện trường đẫm máu ngay sau khi vụ tân công xảy ra.
Hiện trường đẫm máu ngay sau khi vụ tân công xảy ra.

Chúng tôi không có bất kỳ thông tin cụ thể nào liên quan đến việc nghi ngờ hay xác định được nghi phạm có thể là một người hoặc một số ít người" - đại diện của FBI cho biết.
Ông cho biết, tại nơi diễn ra các vụ nổ, các nhà điều tra đã tìm thấy những mảnh nilon màu đen, có thể là phần còn lại của một chiếc ba-lô chứa chất nổ. Thiết bị nổ được xác định là bom nồi hơi và cách chế tạo loại bom này đã được đăng tải rộng rãi trên một tờ tạp chí của al-Qaeda xuất bản hôm qua.
Gần 24 giờ sau vụ nổ, chính quyền Mỹ vẫn bác bỏ thông tin về việc đã bắt giữ một kẻ tình nghi trẻ tuổi người Ả Rập. 
Vụ đánh bom Boston Marathon được coi là vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001. Đã hơn 10 năm kể từ sự kiện gây chấn động toàn thế giới này, nước Mỹ vẫn đang cảm thấy dễ bị tổn thương bởi kẻ thù cả ở trong và ngoài nước, và dường như đang bị mắc kẹt trong một chu kỳ bạo lực.

Những hình ảnh trong vụ tấn công ở Boston khiến nhiều người Mỹ cảm thấy dường như đã trở nên quen thuộc.
Những hình ảnh trong vụ tấn công ở Boston khiến nhiều người Mỹ cảm thấy dường như đã trở nên quen thuộc.

Những hình ảnh trong vụ tấn công ở Boston khiến nhiều người Mỹ cảm thấy dường như đã trở nên quen thuộc: tấn công bạo lực ở những nơi công cộng đông người, máu đổ, tiếng la hét sợ hãi, hoảng loạn, tiếng than khóc và tiếng còi xe cảnh sát rú inh ỏi.
Các cuộc xung đột không thực sự giảm đi dưới thời Tổng thống Barack Obama, mặc dù ông đã quyết định rút quân khỏi Iraq và Afghanistan nhằm giảm sự xung đột với al-Qaeda nhưng lại mở rộng chiến trường tới Libya và các quốc gia đang là mục tiêu của hoạt động bí mật của các máy bay không người lái. 
Theo các nhà phân tích, Obama có thể có một chương trình nghị sự trong nước rất khác với Tổng thống Bush, nhưng chính sách đối ngoại của ông đều dựa trên nguyên tắc tuyệt vọng: "giết những kẻ xấu ở đó trước khi họ đến đây và giết chúng ta" - thứ đã đẩy nước Mỹ trở thành mục tiêu của những sự oán hận.
Nguyễn Hường (nguồn Rian, Telegraph)