Ấn Độ mua vũ khí của Mỹ rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc

31/03/2014 15:40
Việt Dũng
(GDVN) - Năm 2013, Ấn Độ đã đánh bại Saudi Arabia trở thành khách hàng nhiệt tình nhất của vũ khí Mỹ: mua máy bay vận tải chiến lược C-17 và máy bay tuần tra P-8I.
Máy bay vận tải chiến lược C-17 của Không quân Ấn Độ, mua của Mỹ
Máy bay vận tải chiến lược C-17 của Không quân Ấn Độ, mua của Mỹ

"Thời báo Tài chính" Anh ngày gần đây đưa tin, một bản báo cáo nghiên cứu của Tập đoàn thông tin Jane's (Jane's Information Group) cho biết, năm 2013, Ấn Độ đã nhập khẩu trang bị quân sự trị giá 1,9 tỷ USD từ Mỹ, trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất của vũ khí Mỹ.

Theo bài báo, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu trang bị quân sự lớn nhất thế giới, đồng thời họ đã thay thế Nga trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Ấn Độ. Năm 2013, Mỹ đã xuất khẩu thiết bị quân sự tổng trị giá 25,2 tỷ USD, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu 1 năm trước là 24,9 tỷ USD.

Tổng kim ngạch nhập khẩu trang bị quốc phòng năm 2013 của Ấn Độ là 5,9 tỷ USD, đồng thời đã đánh bại Saudi Arabia trở thành khách hàng nhiệt tình nhất của vũ khí Mỹ, trang bị mua sắm bao gồm máy bay vận tải chiến lược C-17 và máy bay tuần tra săn ngầm trên biển P-8I.

Tác giả của báo cáo nghiên cứu, nhà phân tích cấp cao Tập đoàn thông tin Jane's, Ben Morsi cho biết: "Chúng tôi thấy, tình hình thương mại của những người tham gia chính đã có sự thay đổi mang tính căn bản, Ấn Độ đã vượt tất cả các nước".

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8I Poseidon đầu tiên của Ấn Độ.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8I Poseidon đầu tiên của Ấn Độ.

Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - tổ chức giám sát thương mại vũ khí toàn cầu cho biết, năm 2010, Ấn Độ vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Theo bài báo, nhưng, đến nay, hầu hết thỏa thuận mua vũ khí do Ấn Độ ký kết đều mua từ Nga, nguyên nhân là họ muốn thay thế hoặc nâng cấp trang bị đã mua của đồng minh cũ Liên Xô.

Ấn Độ cũng đang cố gắng tiến hành sản xuất nội địa hóa hệ thống vũ khí công nghệ cao, đồng thời dựa vào nhập khẩu cố gắng theo kịp lực lượng vũ trang Trung Quốc có trang bị tiên tiến hơn.

Ông Morsi nói: "Giữa người Ấn Độ và người Trung Quốc tồn tại chênh lệch khả năng to lớn. Ấn Độ thông qua mua sắm rất nhiều trang bị cao cấp từ Mỹ để thu hẹp khoảng cách".

Năm 2009, Ấn Độ đã nhập khẩu trang bị quân sự trị giá 237 triệu USD từ Mỹ, nhưng năm 2013 đã tăng lên đến 1,9 tỷ USD, hơn nữa gần 1 nửa ngân sách mua sắm quốc phòng tổng trị giá 13,4 tỷ USD của Ấn Độ đã chảy ra nước ngoài.

Ấn Độ chiếm gần 10% tổng kim ngạch 63 tỷ USD của thị trường quốc phòng quốc tế, vượt phần lớn các nước Trung Đông và Trung Quốc.

Ấn Độ có kế hoạch mua 22 máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng AH-64 của Mỹ
Ấn Độ có kế hoạch mua 22 máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng AH-64 của Mỹ

Bài báo cho rằng, số liệu thương mại vũ khí không ngừng thay đổi, bởi vì thời gian bàn giao của trang bị giá cao (như máy bay) có tính không xác định.

Nhưng, số liệu Mỹ-Ấn mới nhất được tính toán dựa vào bàn giao thực tế, chứ không phải thỏa thuận mua bán. Số liệu này đã được tăng lên rõ rệt, cũng là do các nhà xuất khẩu vũ khí phương Tây khác khó mà đạt được thỏa thuận với New Delhi.

Ví dụ, công ty chế tạo máy bay Dassault Pháp vẫn đang chờ ký kết thỏa thuận sơ bộ với Ấn Độ để xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale trị giá 20 tỷ USD cho Ấn Độ.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony tháng này cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã dùng hết phần lớn ngân sách năm tài khóa này kết thúc vào tháng 3 năm 2014, trước khi bắt đầu năm tài khóa tiếp theo, sẽ không tiến hành mua sắm lớn nữa.

Ông Antony nói: "Không còn lại đồng nào. Tất cả các chương trình đều phải chờ đến ngày 1 tháng 4".

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas Ấn Độ trang bị động cơ Mỹ
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas Ấn Độ trang bị động cơ Mỹ
Việt Dũng