"Hải quân Ấn Độ sẽ đứng hàng đầu thế giới"

14/02/2016 08:35
Đông Bình
(GDVN) - Ấn Độ sẽ tích cực theo đuổi và thúc đẩy các lợi ích địa-chính trị, chiến lược và kinh tế trên biển, nhất là ở Ấn Độ Dương, chống lại các mối đe dọa.

The Diplomat ngày 9/2 có bài viết cho rằng, tại lễ duyệt binh trên biển quốc tế năm 2016 tổ chức gần đây, Hải quân Ấn Độ đã phô trương sức mạnh ngày càng gia tăng của họ.

Tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ tham gia lễ duyệt binh trên biển ngày 4/2/2016
Tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ tham gia lễ duyệt binh trên biển ngày 4/2/2016

Mặc dù đây là một buổi lễ diễu duyệt của Tổng thống Ấn Độ đối với các tàu chiến hải quân, nhưng nó đã đem lại cho Hải quân Ấn Độ một cơ hội thể hiện sức mạnh và thực lực đang mở rộng nhanh chóng.

Một cuộc duyệt binh trên biển với quy mô lớn như vậy của Ấn Độ vào lần trước đã được tổ chức trong năm 2001. Từ đó đến nay, quy mô duyệt binh của Hải quân Ấn Độ đã không ngừng mở rộng.

Năm nay, Ấn Độ đã điều động 75 tàu chiến và tàu ngầm, ngoài ra còn có 24 tàu chiến và đoàn đại biểu đến từ 50 quốc gia và khu vực, trong đó bao gồm Australia, Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Indonesia, Iran, Maldives, Anh và Mỹ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, chủ nghĩa khủng bố trên biển và hành động cướp biển là hai mối đe dọa lớn của an ninh trên biển, đồng thời nhấn mạnh trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông cần thiết bảo vệ tự do đi lại.

Ngày 4/2/2016, Ấn Độ tổ chức lễ duyệt binh trên biển ở vịnh Bengal, 90 tàu chiến và 60 máy bay đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự.
Ngày 4/2/2016, Ấn Độ tổ chức lễ duyệt binh trên biển ở vịnh Bengal, 90 tàu chiến và 60 máy bay đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự.

Trong lễ duyệt binh, ông Narendra Modi tuyên bố, Ấn Độ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đại dương toàn cầu lần đầu tiên vào tháng 4/2016. Ông cho biết, do Ấn Độ có tới 1.200 hòn đảo và 2,4 triệu km vuông vùng đặc quyền kinh tế, khu vực Ấn Độ Dương vẫn là điểm quan tâm hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ.

Ông đã tiếp tục nhấn mạnh khu vực Ấn Độ Dương đóng vai trò là cây cầu chiến lược kết nối với các nước láng giềng trên biển của Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ tích cực theo đuổi và thúc đẩy các lợi ích địa-chính trị, chiến lược và kinh tế trên biển, nhất là ở Ấn Độ Dương.

Mấy năm gần đây, Hải quân Ấn Độ đã trở thành công cụ không thể thiếu của ngoại giao Ấn Độ, giúp cho các nhà hoạch định chính sách và nhà tư tưởng hải quân của Ấn Độ phải cân nhắc lại vai trò của hải quân trong chiến lược của nước này.

Tại lễ duyệt binh, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ R.K. Dhowan chỉ ra, Ấn Độ Dương đã trở thành trọng tâm đại dương thế giới, do toàn cầu có 60% lượng vận chuyển dầu mỏ, 50% vận tải container, 33% lượng vận tải hàng hóa phải đi qua Ấn Độ Dương.
Tại lễ duyệt binh, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ R.K. Dhowan chỉ ra, Ấn Độ Dương đã trở thành trọng tâm đại dương thế giới, do toàn cầu có 60% lượng vận chuyển dầu mỏ, 50% vận tải container, 33% lượng vận tải hàng hóa phải đi qua Ấn Độ Dương.

Mặc dù giới chức chính trị Ấn Độ phổ biến cho rằng vị thế thống trị của hải quân châu Âu ở khu vực duyên hải trước đây đã giúp họ có được ưu thế ở khu vực trung tâm Ấn Độ, nhưng việc nhấn mạnh tới biên giới đất liền đã làm cho Lục quân Ấn Độ chiếm vị thế chủ đạo trong thảo luận các vấn đề an ninh của nước này.

Trước khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, vấn đề an ninh trên biển vẫn chưa được người Ấn Độ coi trọng đầy đủ. Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ không ý thức được lợi ích từ việc tăng cường thực lực trên biển của nước này, bởi vì họ vẫn lo ngại cho khu vực biên giới phía bắc và tây bắc, chứ không phải "biên giới biển" của họ.

Mặc dù Hải quân Ấn Độ đứng ở vị trí thứ yếu, hơn nữa các nhà hoạch định chính sách coi bảo vệ tính toàn vẹn của khu vực biên giới đất liền của nước này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhưng Hải quân Ấn Độ đã đạt được thành công rất lớn trong xây dựng một lực lượng hải quân có thực lực ở khu vực này.

Ngày 4/2/2016, Ấn Độ tổ chức lễ duyệt binh trên biển ở vịnh Bengal, 90 tàu chiến và 60 máy bay đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự. Trong hình là thuyền buồm của Hải quân Ấn Độ tham gia lễ duyệt binh.
Ngày 4/2/2016, Ấn Độ tổ chức lễ duyệt binh trên biển ở vịnh Bengal, 90 tàu chiến và 60 máy bay đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự. Trong hình là thuyền buồm của Hải quân Ấn Độ tham gia lễ duyệt binh.

Đến nay, tư tưởng cũ của Hải quân Ấn Độ trong việc kiểm soát vùng biển cục bộ và phòng thủ bờ biển - chủ yếu nhấn mạnh bảo vệ tính toàn vẹn của vùng biển gần của Ấn Độ và không bị các mối đe dọa khu vực gây ảnh hưởng - đã nhường vị trí cho tư thế trên biển có tham vọng hơn.

Chính sách của Hải quân Ấn Độ đã chuyển hướng sang bảo vệ tự do hàng hải, an toàn các tuyến đường thông tin trên biển và bảo vệ lợi ích của họ ở các vùng biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và lãnh thổ đảo.

Hải quân Ấn Độ cuối cùng sẽ trở thành một lực lượng hải quân tầm xa hàng đầu thế giới, có thể ứng phó với các thách thức và mối đe dọa khu vực, đồng thời bảo vệ lợi ích trên biển của Ấn Độ.

Ấn Độ cần một lực lượng hải quân tầm xa, không chỉ là để ứng phó với mối đe dọa đến từ Hải quân Trung Quốc và Pakistan, mà còn để tận dụng vị trí chiến lược của họ ở trung tâm Ấn Độ Dương và bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn của họ.

Ngày 4/2/2016, Ấn Độ tổ chức lễ duyệt binh trên biển ở vịnh Bengal, 90 tàu chiến và 60 máy bay đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự.
Ngày 4/2/2016, Ấn Độ tổ chức lễ duyệt binh trên biển ở vịnh Bengal, 90 tàu chiến và 60 máy bay đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự.
Đông Bình