Hoàn Cầu bịa đặt: Người Việt cướp tàu cá, uy hiếp Cảnh sát biển TQ

19/09/2013 13:00
Hồng Thủy
(GDVN) - Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/7 đăng tải bài báo "Trộm cướp Việt Nam sang vùng biển Trung Quốc đánh cắp tàu cá, dùng bom xăng uy hiếp Cảnh sát biển Trung Quốc" bịa đặt trắng trợn một câu chuyện giật gân câu khách và kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc, cố tình bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trong dư luận.
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc lai dắt tàu cá nước này bị đánh cắp được cơ quan chức năng phía Việt Nam điều tra, thu giữ và trao trả hôm 3/7. "Cốt truyện" để Thời báo Hoàn Cầu bịa đặt ra bài báo ngày 18/9 nhằm kích động hận thù dân tộc, chủ nghĩa cực đoan, bôi xấu hình ảnh Việt Nam để "câu khách".
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc lai dắt tàu cá nước này bị đánh cắp được cơ quan chức năng phía Việt Nam điều tra, thu giữ và trao trả hôm 3/7. "Cốt truyện" để Thời báo Hoàn Cầu bịa đặt ra bài báo ngày 18/9 nhằm kích động hận thù dân tộc, chủ nghĩa cực đoan, bôi xấu hình ảnh Việt Nam để "câu khách".
Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/7 đăng tải bài báo "Trộm cướp Việt Nam sang vùng biển Trung Quốc đánh cắp tàu cá, dùng bom xăng uy hiếp Cảnh sát biển Trung Quốc" bịa đặt trắng trợn một câu chuyện giật gân câu khách và kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc, cố tình bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trong dư luận người dân Trung Quốc. Hoàn Cầu "dẫn nguồn" mạng đài Tiếng nói Trung Quốc (www.cnr.cn) về việc ngày 17/9 2 thông tấn viên Thạch Bách Hoa và Lương Vinh Lang cho biết, "một số đối tượng người nước ngoài" đã đột nhập vùng biển Trung Quốc đánh cắp tàu cá, khi Cảnh sát biển Trung Quốc phái tàu truy đuổi nhóm người này đã chống cự quyết liệt và dùng bom xăng uy hiếp, sau đó chạy qua biên giới sang vùng biển Việt Nam và biến mất." Câu chuyện được Hoàn Cầu "thuật lại" xảy ra đêm 11/9 tại vùng biển cảng Phòng Thành vịnh Bắc Bộ, khu vực Quảng Tây. Hà Diệu Hoằng, một chủ tàu cá Trung Quốc ở Phòng Thành khi đang nghỉ trong nhà cách nơi neo đậu tàu cá khoảng 200, 300 mét thì phát hiện có tiếng nổ máy tàu cá trong khi hôm đó đang là ngày biển động, không ai ra khơi. Khi chạy ra kiểm tra, Hoằng phát hiện 3 đối tượng từ bờ biển nhảy lên tàu cá và nổ máy bỏ chạy liền hô hoán lên rằng tàu cá bị cướp.
Khi sử dụng từ khóa là tít bài trên Thời báo Hoàn Cầu "dẫn nguồn" đài Tiếng nói Trung Quốc (www.cnr.cn) để tìm kiếm trên trang web đài Tiếng nói Trung Quốc, hoàn toàn không có kết quả nào như vậy. Ảnh chụp màn hình.
Khi sử dụng từ khóa là tít bài trên Thời báo Hoàn Cầu "dẫn nguồn" đài Tiếng nói Trung Quốc (www.cnr.cn) để tìm kiếm trên trang web đài Tiếng nói Trung Quốc, hoàn toàn không có kết quả nào như vậy. Ảnh chụp màn hình.
Theo mạch câu chuyện của Hoàn Cầu, những ngư dân này không kịp đuổi theo 3 người lạ mặt đã cướp mất tàu cá của Hà Diệu Hoằng, nhưng những ngư dân quanh vùng phát hiện thấy 2 đôi tông vứt lại trên bờ biển có in chữ Việt Nam nên cho là vụ cướp tàu cá Trung Quốc do người Việt Nam gây ra, và nhóm người này đi báo Cảnh sát biển Trung Quốc. Khoảng 4 giờ sáng 11/9 Cảnh sát biển Trung Quốc khu vực Phòng Thành, Quảng Tây nhận được tin báo của Hoằng đã tổ chức truy đuổi "cướp biển". Tàu 45051F Cảnh sát biển Trung Quốc đuổi theo hướng phát ra tiếng máy nổ của tàu cá, khoảng một tiếng sau Hà Diệu Hoằng nhận ra tiếng máy nổ tàu cá nhà mình ở vị trí cách đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc trên vịnh Bắc Bộ khoảng 7 hải lý. Khi áp sát chiếc tàu bị cướp, theo miêu tả của Hoàn Cầu, Cảnh sát biển Trung Quốc bắc loa yêu cầu con tàu này dừng lại để kiểm tra thì 3 đối tượng dùng dao chắt đứt dây thừng buộc chiếc tàu Trung Quốc bị cướp vào chiếc tàu của 3 người này, đồng thời 1 đối tượng lôi ra 1 can xăng, mìn và thuốc nổ trong khoang tàu ra uy hiếp Cảnh sát biển Trung Quốc. Hoàn Cầu sáng tác, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật "vu hồi" cùng với một tàu cá Trung Quốc tạo thành vòng vây tàu "cướp biển", nhưng 3 đối tượng này đã nhanh chóng chạy qua đường biên giới sang vùng biển của Việt Nam và mất hút trong đêm tối?!
Khi sử dụng từ khóa là tên của 2 "thông tấn viên" đài Tiếng nói Trung Quốc thực hiện "bài báo" được Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn thì tìm được "phiên bản gốc" mà Hoàn Cầu dựa vào để bịa ra câu chuyện nêu trên. Sự việc xảy ra ngày 28/6 và chính lực lượng chức năng Việt Nam đã điều tra, phát hiện, thu giữ và trao trả 2 tàu cá bị đánh cắp cho phía Trung Quốc. Nội dung khác hoàn toàn so với bài báo của Hoàn Cầu. Ảnh chụp màn hình.
Khi sử dụng từ khóa là tên của 2 "thông tấn viên" đài Tiếng nói Trung Quốc thực hiện "bài báo" được Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn thì tìm được "phiên bản gốc" mà Hoàn Cầu dựa vào để bịa ra câu chuyện nêu trên. Sự việc xảy ra ngày 28/6 và chính lực lượng chức năng Việt Nam đã điều tra, phát hiện, thu giữ và trao trả 2 tàu cá bị đánh cắp cho phía Trung Quốc. Nội dung khác hoàn toàn so với bài báo của Hoàn Cầu. Ảnh chụp màn hình.
Đó là toàn bộ câu chuyện bịa đặt trắng trợn của Thời báo Hoàn Cầu nhằm bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam và kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy tại Trung Quốc. Kết thúc câu chuyện, Hoàn Cầu cho biết Cảnh sát biển Trung Quốc đã thông báo với phía Cảnh sát biển Việt Nam về vụ việc. Tuy nhiên, khi tìm kiếm thông tin về "vụ cướp táo tợn" này trên trang www.cnr.cn của đài Tiếng nói Trung Quốc thì hoàn toàn không có thông tin nào về việc "người Việt Nam cướp tàu cá, uy hiếp Cảnh sát biển Trung Quốc" hôm 11/9 như bản tin của Hoàn Cầu đã đưa. Khi sử dụng từ khóa là tên 2 "thông tấn viên" của đài Tiếng nói Trung Quốc là Thạch Bách Hoa và Lương Vinh Lang để tìm kiếm trên website này, chỉ có một bản tin ngắn do 2 phóng viên trên thực hiện ngày 4/7 về việc Cảnh sát biển Trung Quốc hợp tác với hải đội (Biên phòng) Việt Nam phá một vụ án cướp tàu cá xảy ra vào sáng sớm ngày 28/6 tại Phòng Thành của một ngư dân họ Quách. Bản tin ngày 4/7 của đài Tiếng nói Trung Quốc nói rằng Cảnh sát biển Trung Quốc đã thông báo với lực lượng chức năng Việt Nam và đề nghị hợp tác truy bắt kẻ trộm "quốc tịch Việt Nam" đánh cắp 2 tàu cá Trung Quốc và trên cơ sở thông tin phía Trung Quốc cung cấp, các cơ quan chức năng Việt Nam đã tiến hành điều tra, bắt được nghi phạm đồng thời trao trả lại 2 tàu cá cho phía Trung Quốc.
Đặc biệt, bài báo bịa đặt của Thời báo Hoàn Cầu lại sử dụng hình ảnh các sĩ quan Quân đội Việt Nam chuẩn bị sang Trung Quốc tập huấn để "minh họa" cho câu chuyện bịa đặt. Điều này đặt ra dấu hỏi cho động cơ chính trị của tờ báo nổi tiếng "diều hâu" của giới truyền thông nhà nước Bắc Kinh trong câu chuyện bịa đặt này để nhằm bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Ảnh chụp màn hình từ website Thời báo Hoàn Cầu.
Đặc biệt, bài báo bịa đặt của Thời báo Hoàn Cầu lại sử dụng hình ảnh các sĩ quan Quân đội Việt Nam chuẩn bị sang Trung Quốc tập huấn để "minh họa" cho câu chuyện bịa đặt. Điều này đặt ra dấu hỏi cho động cơ chính trị của tờ báo nổi tiếng "diều hâu" của giới truyền thông nhà nước Bắc Kinh trong câu chuyện bịa đặt này để nhằm bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Ảnh chụp màn hình từ website Thời báo Hoàn Cầu.
Việc trao trả tàu cá Trung Quốc diễn ra vào chiều tối ngày 3/7 trên vùng biển giáp ranh giữa Bạch Long Vĩ của Việt Nam với cảng Phòng Thành của Trung Quốc, hoàn toàn không có chuyện như tờ Thời báo Hoàn Cầu đã bịa đặt. Bài báo bịa đặt trắng trợn trên một lần nữa cho thấy những trò lố chính trị của tờ Thời báo Hoàn Cầu chỉ nhằm giật gân, câu khách bằng cách bôi nhọ hình ảnh các quốc gia láng giềng và kích động hận thù dân tộc, chủ nghĩa cực đoan. Tuy nhiên trong một thế giới phẳng như ngày nay, độc giả Trung Quốc cũng không dễ bị đánh lừa bởi những "bài báo" bịa đặt, sáng tác như trên của Hoàn Cầu, nó chỉ càng làm mất đi hình ảnh của tờ báo này trong con mắt của cộng đồng quốc tế.
Hồng Thủy