Iran chuẩn bị bầu cử Quốc hội - cuộc đấu tranh quyền lực mới?

29/02/2012 07:16
Ngọc Huyền (Theo Reuters)
(GDVN) - Cuộc bầu cử Quốc hội Iran sắp diễn ra trong tuần này có thể sẽ làm sâu sắc thêm một cuộc tranh đua quyền lực.
Cuộc bầu cử quốc hội vào thứ sáu tuần này của Iran có thể là một cuộc chiến có khả năng quyết định trong cuộc đấu tranh giữa phe bảo thủ chính trị và phe tôn giáo. Thế nhưng, lập trường của Tehran về chương trình hạt nhân của mình sẽ không thay đổi.
Cuộc bầu cử quốc hội sắp tới tại một trụ sở bầu cử ở Tehran, thủ đô của Iran. Ảnh: Tân Hoa xã.
Cuộc bầu cử quốc hội sắp tới tại một trụ sở bầu cử ở Tehran, thủ đô của Iran. Ảnh: Tân Hoa xã.
Đây sẽ là cuộc thăm dò đầu tiên kể từ cuộc bầu cử tổng thống vốn gây nhiều tranh cãi hồi năm 2009, dẫn đến các cuộc biểu tình đường phố đòi cải cách ở Iran trong 8 tháng.
Với việc các nhà cải cách cải lương chỉ trích cuộc bầu cử và với kết quả không khiến nước này tính lại về vấn đề hạt nhân thì ý nghĩa chính của cuộc bầu cử không khác nào một cuộc chạy đua giữa hai phe phái đối thủ có đường lối cứng rắn. 

Đó là Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei và đương kim Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.
Nhà phân tích chính trị Hamid Farahvashian cho rằng: “Cả hai bên đã đặt tay lên khẩu súng và đã sẵn sàng bóp cò. Họ chỉ buông súng khi đạt được một sự thỏa hiệp”.
Kết quả bỏ phiếu sẽ chứng minh phe nào mạnh  hơn và một cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm tới.
Cuộc bầu cử Quốc hội Iran lần này không khác nào một cuộc chạy đua. Ảnh: Tân Hoa xã.
Cuộc bầu cử Quốc hội Iran lần này không khác nào một cuộc chạy đua. Ảnh: Tân Hoa xã.
Cuộc đấu tranh bắt đầu khi Tổng thống Ahmadinejad cố gắng để thay thế Khamenei trong hệ thống phân cấp chính trị phức tạp của Iran, trong đó Lãnh tụ tối cao nắm quyền quan trọng kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo. Khamenei là Lãnh tụ tối cao thứ hai của Iran.

Theo luật pháp của Iran, Lãnh tụ tối cao nắm nhiều quyền quan trọng. Điển hình là việc bổ nhiệm hay mãn nhiệm những chức vụ quan trọng như bộ trưởng tình báo, quốc phòng và đối ngoại đều phải được Lãnh tụ tối cao thông qua.

Dù kết quả bầu cử ra sao, quyền lực thực sự trong các vấn đề quan trọng như chương trình hạt nhân của Iran và quan hệ với Mỹ vẫn nằm trong tay Lãnh tụ tối cao.

Nhiều chuyên gia cho rằng, dù luôn đứng về phía Tổng thống nhưng Lãnh tụ tối cao không bao giờ cho phép phe bảo thủ của Tổng thống nắm đủ quyền lực trong tay để thách thức vai trò của ông.
Trước đó, hàng chục phụ tá của ông Ahmadinejad đã bị giam giữ hoặc bị miễn nhiệm do một bài viết của họ mà các đối thủ cho rằng, mục đích của nó nhằm làm suy yếu vai trò của các giáo sĩ.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm buộc Iran nhượng bộ về vấn đề hạt nhân đã bắt đầu ảnh hưởng tới lĩnh vực năng lượng và thực phẩm nhập khẩu. Nhiều người Iran đổ lỗi cho chính sách của Tổng thống Ahmadinejad đã khiến giá cả tăng vọt.

Đó thực sự là những thách thức lớn cho Tổng thống Ahmadinejad.
Sự thiết lập cuối cùng vẫn cần có Tổng thống Ahmadinejad. Ảnh: Tân Hoa xã.
Sự thiết lập cuối cùng vẫn cần có Tổng thống Ahmadinejad. Ảnh: Tân Hoa xã.
Tuy vậy, một số nhà phân tích cho rằng, sự thiết lập cuối cùng vẫn cần có Ahmadinejad. Đặc biệt khi Iran đang chịu áp lực quốc tế về hoạt động hạt nhân của mình, đang phải đối mặt với việc thắt chặt biện pháp trừng phạt và các mối đe dọa tấn công quân sự của Mỹ hoặc Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
Theo nhà phân tích chính trị Sadeghi, việc thiếu đương kim Tổng thống có thể làm tăng áp lực lên Iran và kích động phe đối lập xuống đường biểu tình. Điều đó sẽ làm tình hình trong nước càng trở nên rối loạn và suy yếu. 

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh tranh chấp với phương Tây về chương trình hạt nhân của Iran đang ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó là các lo ngại Israel có thể tấn công do những nghi ngờ Tehran phát triển vũ khí nguyên tử, bất chấp việc Tehran nhiều lần khẳng định, đó là chương trình hạt nhân dân sự.
Ngọc Huyền (Theo Reuters)