Khám phá mới: Con người tiến hoá từ loài cá mập tiền sử?

17/06/2012 19:17
Duy Vũ (Nguồn Daily Mail)
(GDVN) - Các nhà khoa học gần đây đã công bố quan điểm nghiên cứu cho rằng loài người tiến hoá từ một loài cá mập tiền sử cách đây 300 triệu năm.
Nghiên cứu mới đây cho thấy loài cá nguyên thuỷ có tên khoa học là Acanthodes bronni này là tổ tiên chung của tất cả những loài sinh vật có đốt sống và xương hàm trên Trái Đất, trong đó có loài người.

Loài cá nguyên thuỷ này có tên khoa học là Acanthodes bronni.
Loài cá nguyên thuỷ này có tên khoa học là Acanthodes bronni.

Qua phân tích lại một hộp sọ có nguồn gốc 290 triệu năm trước cho thấy loài cá này thuộc họ động vật có xương sống có cả hàm trên và hàm dưới, trong đó bao gồm hàng nghìn loài động vật có xương sống hiện tại như cá, chim, bò sát, động vật có vú và cả loài người.

“Acanthodes” là một từ Hy Lạp có nghĩ là “có nhiều ngạnh”. Loài cá này đã tồn tại trước khi có sự phân chia giữa những con cá mập tiền sử và những con cá nhiều xương đầu tiên – dòng giống mà cuối cùng có cả loài người. Các hoá thạch đã được tìm thấy ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc.

So với những loài cá mập có nhiều ngạnh khác thì loài cá mập này khá lớn. Chúng có mang, mắt to nhưng không có răng và ăn sinh vật phù du.

Giáo sư Michael Coates, một nhà sinh vật học ở Đại học Chicago, cho biết: “Thật bất ngờ khi loài cá mập acanthodes lại là cái nhìn rõ nét nhất chúng ta có được về tình trạng của tổ tiên chung cuối cùng của loài cá nhiều xương và cá mập.

Nghiên cứu cho thấy những con cá nhiều xương tiền sử nhìn khá giống những con cá mập, và không có trường hợp ngược lại.”

Loài cá sụn mà ngày nay bao gồm cá mập, cá đuối và cá ratfish (một trong những loài cá cổ và bí ẩn nhất còn tồn tại đến ngày nay – PV) tách ra từ loài cá nhiều xương hơn 420 triệu năm trước. Tuy nhiên không có nhiều thông tin về hình dạng của tổ tiên chung của loài người, cá đuối và những con cá mập trắng lớn.

Loài cá mập tiền sử acanthodes này tiệt chủng khoảng 250 triệu năm trước và hiện chỉ còn sót những chiếc vẩy nhỏ và những bộ ngạnh vây phức tạp.

Tuy nhiên, với những dữ liệu về hình dáng của loài cá mập tiền sử và cá nhiều xương, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lại hoá thạch của loài cá mập tiền sử acanthodes bronni.

Giáo sư Coates cho biết: “Chúng tôi muốn khám phá những hộp sọ nếu có thể bởi chúng chứa nhiều thông tin về giải phẫu. Chúng tốt hơn là những chiếc vẩy, răng hay ngạnh vây – những thứ thường cho tín hiệu khó hiểu về các mối quan hệ tiến hoá”.

Việc nghiên cứu mẫu vật kết hợp với quét hộp sọ của những con cá mập tiền sử và cá nhiều xương đã khiến cho các nhà nghiên cứu phải xem xét lại về những gì loài cá mập tiền sử này cho chúng ta biết về lịch sử những loài động vật có xương sống có xương hàm.

Qua nghiên cứu lại hộp sọ của loài cá mập tiền sử này đã cho các nhà khoa học những thông tin mới về quá trình tiến hoá của động vật có xương sống thời tiền sử.
Qua nghiên cứu lại hộp sọ của loài cá mập tiền sử này đã cho các nhà khoa học những thông tin mới về quá trình tiến hoá của động vật có xương sống thời tiền sử.

Giáo sư Coates khẳng định rằng càng nhìn lâu thì càng phát hiện ra những điểm tương đồng của loài cá mập tiền sử này với cá mập ngày nay.

Việc nghiên cứu lại dòng giống của loài động vật có xương sống có xương hàm này sẽ cho phép các nhà cổ sinh vật học nghiên cứu sâu hơn những bí ẩn trong đó có sự chuyển đổi của những loài sinh vật cổ này từ không có xương hàm đến có xương hàm.

Nhà sinh vật học môi trường, Tiến sĩ Maureen Kearney từ Tổ chức Khoa học Quốc gia ở Mỹ và cũng là đồng tài trợ của dự án nghiên cứu này, cho biết nghiên cứu này chỉ ra cho chúng ta thấy “những bước biến chuyển tiến hoá quan trọng trong lịch sử của sự sống, mở ra một cánh cửa mới về chuỗi những biến đổi tiến hoá trong quá trình tiến hoá của động vật có xương sống tiền sử”.
Duy Vũ (Nguồn Daily Mail)