Korea Herald: Bắc Triều Tiên có thể rút khỏi Liên Hiệp Quốc

10/04/2013 07:12
Thùy Tươi ( Nguồn Korea Herald)
(GDVN) - Bắc Triều Tiên có thể xem xét việc rút khỏi Liên Hiệp Quốc như một quân bài chiến lược tiếp theo của mình, trong bối cảnh tiếp tục leo thang những hành vi khiêu khích.

Người lao động Bắc Triều Tiên làm việc tại Kaesong trước đây
Người lao động Bắc Triều Tiên làm việc tại Kaesong trước đây

Tờ Korea Herald xuất bản tại Hàn Quốc ngày 10/4 đưa tin, Bắc Triều Tiên có thể xem xét việc rút khỏi Liên Hiệp Quốc như một quân bài chiến lược tiếp theo của mình, trong bối cảnh tiếp tục leo thang những hành vi gây căng thẳng.

Bài báo cho rằng, một điều chắc chắn là Bắc Triều Tiên sẽ không từ bỏ hành động "khiêu khích quân sự và phi quân sự" vì mục đích chiến lược của nước này. Giới phân tích Nam Hàn đang rất quan tâm xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo trên bán đảo Triều Tiên.
Gần đây, Bắc Triều Tiên thúc đẩy một loạt các "hành động khiêu khích" giống như đòn tâm lý bằng cách thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một cuộc chiến tranh hạt nhân đang “sôi sục” trên bán đảo Triều Tiên, đã minh chứng cho sự "sẵn sàng thách thức cộng đồng quốc tế của Bắc Triều Tiên".
Bắc Triều Tiên có thể xem xét việc rút khỏi Liên Hiệp Quốc như một quân bài chiến lược tiếp theo của mình, trong bối cảnh tiếp tục leo thang những hành vi khiêu khích. Bắc Triều Tiên đưa ra quyết định tương tự vào năm 2003 khi nước này rút khỏi Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). 
Hiến chương LHQ không bao gồm bất kỳ điều khoản liên quan đến việc rút lui của các thành viên Liên Hiệp Quốc. Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ không chấp nhận ngay lập tức quyết định đơn phương rút lui của Bắc Triều Tiên.
    Trong lịch sử của Liên Hiệp Quốc, quyết định đơn phương của Indonesia rút khỏi Liên Hiệp Quốc vào năm 1965 là "trường hợp đầu tiên và cũng là cuối cùng".
    Tuy nhiên, không nên loại trừ khả năng Bắc Triều Tiên sẵn sàng xem xét tất cả các lựa chọn để tăng ảnh hưởng của nước này trong việc đàm phán với cộng đồng quốc tế.
    Không giống như việc rút khỏi NPT năm 2003, Bắc Triều Tiên phải trả giá rõ ràng và trực tiếp trước khi quyết định rút khỏi Liên Hợp Quốc. Cái giá rõ ràng nhất là việc đình chỉ viện trợ nhân đạo quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế củng cố các nỗ lực để thực hiện các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Bắc Triều Tiên.
    Đối với Bắc Triều Tiên, điều này sẽ không phải là sự “tai hại” duy nhất bởi Bắc Triều Tiên đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế liên tục của Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ, và các nước  khác.
    Thùy Tươi ( Nguồn Korea Herald)