Mỹ cần chia sẻ tình báo, hợp tác quân sự với ĐNA chống Trung Quốc

11/07/2014 06:28
Hồng Thủy
(GDVN) - Trung Quốc đã trở thành mối nguy hiểm cho sự ổn định ở Đông Nam Á và cần phải ngăn chặn các hành động khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers.

Euro News ngày 10/7 bình luận, Trung Quốc đã trở thành mối nguy hiểm cho sự ổn định ở Đông Nam Á và cần phải ngăn chặn các hành động khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông, theo các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong một cuộc họp 2 ngày tại Washington, DC.

Tại Hội nghị về Biển Đông lần thứ 4 của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), một cố vấn chính, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã khẳng định rằng, họ không ảo tưởng về việc Bắc Kinh sẽ kiềm chế tham vọng của mình trên Biển Đông.

Mỹ cần chia sẻ tình báo, hợp tác quân sự với ĐNA chống Trung Quốc  ảnh 2

"Malaysia hy sinh yêu sách ở Biển Đông để làm thân với Trung Quốc"

(GDVN) - Kuala Lumpur đã hy sinh yêu sách của họ ở Biển Đông - Trường Sa để thúc đẩy lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc.

"Bây giờ là thời gian để thay đổi cuộc đối thoại của chúng ta, chúng ta cần bớt khách sáo ngoại giao", Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cho biết, ông gọi Trung Quốc là kẻ "háu ăn, gây hấn trơ trẽn" trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông, kêu gọi chính phủ Mỹ phải đối phó với Trung Quốc một cách trực tiếp, mạnh mẽ hơn.

Chính quyền Tổng thống Obama ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đối phó với hành động quyết đoán (côn đồ, liều lĩnh) của Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh làm rõ yêu sách bành trướng của họ phù hợp với luật pháp quốc tế ở điểm nào.

Trong khi Hoa Kỳ không phải 1 trong các bên tranh chấp ở Biển Đông, Washington cho biết người Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông. Đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực như Philippines và Việt Nam ngày càng trở nên lo lắng bởi những nỗ lực của Bắc Kinh để khoan dầu hoặc khẳng định quyền lực trong vùng biển của các nước này ở Biển Đông.

Kể từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ Việt - Trung kể từ cuộc Chiến tranh 1979 (Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam - PV).

Mỹ cần chia sẻ tình báo, hợp tác quân sự với ĐNA chống Trung Quốc  ảnh 3

"Biển Đông cần 1 lãnh đạo mới thay Mỹ chống Trung Quốc bành trướng"

(GDVN) - Trong con mắt người Trung Quốc, Mỹ đã không còn đủ tiền và mức độ cam kết để kiểm soát vị trí của mình ở Đông Á.

Tại hội nghị Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers kêu gọi Nhà Trắng cường chia sẻ thông tin tình báo, hợp tác quân sự với các quốc gia khác trong khu vực, đẩy lùi, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc và cho Bắc Kinh thấy họ không phải là sức mạnh duy nhất và chiếm ưu thế trong khu vực.

"Bất kỳ một quân đội nào trên thế giới sử dụng sức mạnh của mình để bắt nạt, đe dọa và gây bất ổn cho nền kinh tế của thế giới sẽ không phải là lợi ích tốt nhất của Hoa Kỳ cũng như với đồng minh hay bạn bè của chúng ta", Rogers nói tại hội nghị.

Nhà lập pháp đảng Cộng hòa này nói rằng mặc dù Mỹ phải bận tâm với nhiều điểm khó khăn khác trên thế giới, Trung Quốc không nên nghi ngờ quyết tâm của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải và thương mại trong khu vực Biển Đông, nơi chiếm 40% giá trị thương mại thế giới.

Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương mới của Mỹ (CNAS) cho biết, Washington và các đồng minh cần phải áp đặt cái giá phải trả cho các hành vi của Trung Quốc.

"Chúng ta phải làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự thay đổi đơn phương và các quy định bằng sức mạnh là không thể chấp nhận được", Cronin cho biết. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác với các đối tác của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Malaysia và những nước khác là điều cốt yếu để chống lại thủ đoạn của Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế như một công cụ gây sức ép với láng giềng và áp đặt các quan điểm của họ ở Biển Đông.

Hội nghị về Biển Đông lần thứ 4 được CSIS mở ra đúng lúc Mỹ và Trung Quốc tổ chức đối thoại Chiến lược - kinh tế thường niên ở Bắc Kinh, nơi Ngoại trưởng John Kerry kêu gọi Trung Quốc tuân thủ quy định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Hồng Thủy