Nga có thể tấn công phủ đầu hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO

04/05/2012 19:41
Duy Vũ (Theo BBC)
(GDVN) - Hôm qua, thứ 5 ngày 3 tháng 5, lời cảnh báo này được Nga đưa ra khi các cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa giữa Nga, Mỹ và NATO có chiều hướng bế tắc.
Nga cho biết nước này sẵn sàng sử dụng “lực lượng tấn công phủ đầu” nếu nước Mỹ tiếp tục thực hiện kế hoạch gây tranh cãi về hệ thống phòng thủ tên lửa đặt ở Trung Âu.

Nga tuyên bố sẽ lắp thêm các đầu đạn mạnh hơn cho các tên lửa đạn đạo của mình nếu Mỹ tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ.
Nga tuyên bố sẽ lắp thêm các đầu đạn mạnh hơn cho các tên lửa đạn đạo của mình nếu Mỹ tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ.

Lời cảnh báo này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết các cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa có chiều hướng bế tắc.

Nga lo sợ rằng các máy bay chặn tên lửa sẽ trở thành mối đe dọa với an ninh nước Nga. Tuy nhiên Mỹ và Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng những máy bay đó chỉ nhằm chống lại những cuộc tấn công từ Iran hoặc Bắc Triều Tiên”.

Tổng tham mưu trưởng của lực lượng quốc phòng Nga là Tướng Nikolai Makarov phát biểu: “Nếu tình hình không khởi sắc thì Nga sẽ đưa ra quyết định sử dụng lực lượng tấn công phủ đầu”.

Hai ngày đàm phán giữa Nga, Mỹ và NATO mở ra vào thứ 5 ở Mátxcơva. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết các cuộc đàm phán “sắp đi vào ngõ cụt”. Tuy nhiên NATO vẫn lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán này.

Phó tổng thư ký NATO, Tướng Alexander Vershbow, trao đổi với phóng viên BBC rằng nỗi lo sợ của Nga về lá chắn phòng thủ tên lửa Châu Âu chỉ “dựa trên những giả định sai lầm” và không làm yếu đi vũ khí hạt nhân ngăn chặn của Nga.

Tướng Makarov cũng cho biết nếu lá chắn Châu Âu được thiết lập thì Nga sẽ đáp trả động thái này bằng việc sẽ lắp thêm các đầu đạn mạnh hơn cho các tên lửa đạn đạo của mình.

Nga và Mỹ đã xung đột với nhau về phòng thủ tên lửa kể từ năm 2000 khi ý tưởng về dự án này lần đầu tiên được đưa ra bởi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông George W Bush.

Tổng thống Barack  Obama, người kế nhiệm Tổng thống Bush trong Nhà Trắng vào năm 2008, đã loại bỏ những kế hoạch thiết lập mạng lưới các căn cứ có khả năng ngăn chặn tên lửa tầm xa trải rộng qua Balan và Cộng hòa Séc. 

Tuy nhiên, trong năm 2010, Mỹ đã ký một hiệp định với Ba Lan sử dụng đường băng cũ ở Redzikowo, gần bờ biển Baltic, làm căn cứ phòng thủ tên lửa.

Về phía mình, Nga đã đưa một hệ thống rađa vào hoạt động ở vùng đất Kaliningrad ở bờ biển Baltic. Hệ thống rađa này có khả năng kiểm soát các vụ phóng tên lửa từ Châu Âu và Bắc Đại Tây Dương.
Duy Vũ (Theo BBC)