Philippines sẽ xây căn cứ QS tại cảng Subic đón Mỹ quay lại Biển Đông

27/06/2013 13:53
Hồng Thủy (Nguồn: GMA/Reuters)
(GDVN) - Philippines đã khôi phục kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân - hải quân mới tại vịnh Subic và cho phép quân đội Mỹ sử dụng để đối phó với các hoạt động bành trướng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, các quan chức cấp cao Hài quân Philippines nói với Reuters.
Lực lượng quân sự Mỹ quay trở lại cảng Subic, Philippines để tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu chiến, điều kiện thuận lợi để quay trở lại Biển Đông mà không cần xây dựng căn cứ quân sự mới.
Lực lượng quân sự Mỹ quay trở lại cảng Subic, Philippines để tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu chiến, điều kiện thuận lợi để quay trở lại Biển Đông mà không cần xây dựng căn cứ quân sự mới.
Quân đội Philippines đã khôi phục kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân - hải quân mới tại vịnh Subic và cho phép quân đội Mỹ sử dụng để đối phó với các hoạt động bành trướng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, các quan chức cấp cao Hài quân Philippines nói với Reuters.
Động thái này của phía Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ trùng hợp với sự quay trở lại của tàu chiến, máy bay và lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương trước một Trung Quốc "ngày càng quyết đoán". Căn cứ sau khi được xây dựng tại Subic sẽ là nơi các tàu chiến, máy bay chiến đấu của Philippines neo đậu thường xuyên, nơi chỉ cách bãi cạn Scarborough 124 hải lý, một khu vực Philippines bị Trung Quốc chiếm đoạt quyền kiểm soát từ năm ngoái sau 2 tháng bế tắc, căng thẳng. Năng lực tác chiến và sức mạnh của Hải quân Philippines thực tế thua xa Trung Quốc. Tuy nhiên các quan chức cấp cao Philippines cho biết họ "có nhiều cơ hội chiến thắng" bởi vì chính quyền Tổng thống Aquino đang tìm cách cải thiện năng lực quốc phòng. Quốc hội Philippines năm ngoái đã duyệt chi 1,8 tỉ USD cho hiện đại hóa quân đội được dùng để mua sắm tàu chiến, máy bay, radar. Trước đây quân đội Philippines đã có kế hoạch nâng cấp năng lực tác chiến nhưng bị gác lại, nay trước tình hình cấp bách phải đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, nó đã được tái khởi động. Một sĩ quan cao cấp quân đội Philippines đề nghị giấu tên nói với Reuters, cơ hội thực hiện kế hoạch nâng cao sức mạnh quốc phòng dưới thời Tổng thống Aquino rất cao vì chính quyền của ông rất ủng hộ.  "Những người xung quanh ông hiểu nhu cầu của chúng tôi (quân đội Philippines), và quan trọng hơn là những gì Philippines đang phải đối mặt vào thời điểm này", sĩ quan này nói. Subic là một cảng nước sâu dược che phủ bởi rừng núi, cách Manila 80 km về phía Bắc đã trở thành 1 đặc khu kinh tế sau khi Mỹ rút đi từ năm 1992, kết thúc 94 năm hiện diện quân sự Mỹ tại Philippines và đóng cửa căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Đông Nam Á.
Hải quân Mỹ, Philippines đang tập trận chung gần Scarboroug từ hôm nay 27/6 đến hết ngày 2/7. Hình minh họa.
Hải quân Mỹ, Philippines đang tập trận chung gần Scarboroug từ hôm nay 27/6 đến hết ngày 2/7. Hình minh họa.
Sau đó các tàu chiến và máy bay của Mỹ được cho phép tới Philippines bảo trì và tiếp nhiên liệu. Quân đội Mỹ hiện diện thường xuyên hơn tại Philippines kể từ khi Bắc Kinh leo thang trên Biển Đông.
Một khu vực rộng 30 ha được quy hoạch làm nơi neo đậu cho các chiến đấu cơ và tàu chiến lớn nhất của Philippines để tiện tuần tra các vùng biển tranh chấp, trong đó có 2 chiếc tàu khu trục cũ tân trang lớp Hamilton mới được Mỹ trang bị. Philippines không có kế hoạch cho Mỹ xây dựng lại căn cứ quân sự của mình ở Subic, một vấn đề nhạy cảm gây ra phản ứng dữ dội từ người dân buộc Mỹ phải đóng căn cứ Subic năm 1992. Tuy nhiên căn cứ không quân - hải quân Philippines xây dựng mới tại Subic sẽ cung cấp các dịch vụ cho tàu chiến Mỹ để Mỹ khởi động các hoạt động ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1999, Philippines đã cho phép tàu chiến Mỹ thường xuyên ra vào các cảng của mình. Từ 2002 quân đội Mỹ giúp Philippines chống lại lực lượng hồi giáo cực đoan al-Qaeda nên Philippines đã cho Mỹ sử dụng một phần căn cứ không quân Clark. "Chúng tôi đã thấy nhiều thỏa thuận tương tự về sử dụng chung (căn cứ quân sự). Mỹ không muốn xây căn cứ quân sự, chỉ muốn ra vào các căn cứ này." Sĩ quan hải quân cao cấp Philippines nói với Reuters. "Philippines sẽ chia sẻ các căn cứ quân sự của mình với Mỹ và tôi chắc chắn Mỹ sẽ thích điều này", người này nhấn mạnh.

Hồng Thủy (Nguồn: GMA/Reuters)