Séc, Đức: Châu Âu không nên cắt đứt quan hệ, không thể cô lập Nga

23/06/2015 15:31
Nguyễn Hường
(GDVN) - Nga và phương Tây mặc dù có nhiều sự khác biệt, nhưng không nên cắt đứt quan hệ với nhau.

Nga và phương Tây mặc dù có nhiều sự khác biệt, nhưng không nên cắt đứt quan hệ với nhau, RIA Novosti ngày 22/6 dẫn lời cựu Tổng thống Séc Vaclav Klaus cho biết trong một cuộc họp của Valdai Club ở St. Petersburg bình luận. 

Cựu Tổng thống Séc Vaclav Klaus. Ảnh Rian.
Cựu Tổng thống Séc Vaclav Klaus. Ảnh Rian.

"Sẽ là một sai lầm bi thảm nếu lật đổ Nga ở châu Âu. Nga xứng đáng có một cơ hội để viết lên câu chuyện mới của họ, để tìm con đường riêng của họ và là một cầu thủ hoạt động trên trường quốc tế. Tôi tin rằng tình hình bi thảm ở Ukraine cũng như các vấn đề nội bộ Ukraine, không phải là vấn đề của các mối quan hệ giữa Ukraine với Nga cũng như giữa Tây và Nga", ông Klaus nói.

Cựu Tổng thống Séc nhấn mạnh rằng ông cảm thấy buồn khi chứng kiến giữa phương Tây và phương Đông, đặc biệt là giữa phương Tây và Nga bước vào "một kỷ nguyên đối đầu mới". Theo ông, cuộc đối đầu hiện nay giữa Nga và phương Tây hoàn toàn là một diễn biến tự nhiên trên cơ sở các khác biệt về văn hóa, chính trị, tôn giáo. 

Trong một cuộc phỏng vấn riêng biệt với tờ Bild cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cũng nhấn mạnh, không ai có thể cô lập một quốc gia trong một thời gian dài, nhất là đối với một quốc gia quan trọng và có lợi ích chung gắn liền với NATO như Nga.

NATO rất cần sự giúp đỡ của Nga trong cuộc chiến chống lại IS hay kiềm chế chương trình hạt nhân ở Iran. Theo bà, cuộc khủng hoảng Ukraine đã trở thành "một bài học cay đắng" đối với NATO và châu Âu.

Những nhận xét trên xuất hiện trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng thắt chặt tình đoàn kết giữa nước này với đồng minh châu Âu nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga.

Điều đó là dấu hiệu cho thấy sự có sự rạn nứt ngày càng lớn trong liên minh về việc trừng phạt và cô lập Nga vốn đã gây nhiều tổn thương tới nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi bóng ma khủng hoảng của châu Âu. 

Nguyễn Hường