Tại sao Nhật Bản thua thầu cung cấp tàu ngầm cho Úc?

29/04/2016 06:45
Đông Bình
(GDVN) - Điều quan trọng nhất là tàu ngầm lớp Soryu có lẽ không có ưu thế rõ rệt về công nghệ cốt lõi, tỷ lệ giữa hiệu suất và giá không cao lắm.

Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 28/4 đăng bài viết của Lý Kiệt bình luận xung quanh việc ngày 26/4, Thủ tướng Australia quyết định lựa chọn Công ty đóng tàu quốc doanh Pháp làm đối tác hợp tác thiết kế, chế tạo tàu ngầm mới.

Nhật Bản hạ thủy tàu ngầm Sekiryu lớp Soryu ngày 2/11/2015. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Nhật Bản hạ thủy tàu ngầm Sekiryu lớp Soryu ngày 2/11/2015. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc

Trước đó, Nhật Bản cho rằng, tàu ngầm lớp Soryu của họ có ưu thế công nghệ. Trong khi Nhật Bản và Australia đều là đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương nên rất tự tin có thể chiến thắng trong tranh thầu lần này. Nhưng kết quả đấu thầu đã gây xôn xao dư luận.

Điều đáng tiếc cho người Nhật là, đây là một hợp đồng có chi phí chế tạo lên tới 50 tỷ đô la Úc, ngoài ra vài chục năm sau chi phí bảo trì, quản lý cao tới 100 tỷ đô la Úc.

Nhận định về thất bại của Nhật Bản trong tranh thầu lần này, có nhiều quan điểm chỉ ra nguyên nhân như: do giá cả đắt đỏ hoặc công nghệ kém, hoặc kinh nghiệm chế tạo ở nước ngoài thiếu, ngoài ra còn có "thuyết âm mưu chính trị".

Theo Lý Kiệt, điều quan trọng nhất là tàu ngầm lớp Soryu có lẽ không có ưu thế rõ rệt về công nghệ cốt lõi, tỷ lệ giữa hiệu suất và giá không cao lắm. Tàu ngầm thông thường phiên bản cải tiến lớp Barracuda của Pháp có công nghệ làm giảm mạnh tiếng ồn, làm tăng độ khó dò tìm và tiêu diệt cho đối phương.

Trên thực tế, đơn đặt hàng rất hấp dẫn của Pháp cũng đã bao gồm thiết kế, chuyển nhượng công nghệ, trang bị hệ thống tác chiến, đào tạo thủy thủ, bảo trì, bảo dưỡng và tăng cơ hội việc làm. Toàn bộ hợp đồng tổng cộng phải kéo dài 50 năm, đem lại nhiều lợi ích cho Australia.

Nhật Bản hạ thủy tàu ngầm Sekiryu lớp Soryu ngày 2/11/2015. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Nhật Bản hạ thủy tàu ngầm Sekiryu lớp Soryu ngày 2/11/2015. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc

Lý Kiệt cho rằng, mặc dù Nhật Bản đã bị thua trong cuộc cạnh tranh này, nhưng hiện nay cộng đồng mạng Trung Quốc không nên vui mừng quá sớm. Không nên coi thường người Nhật Bản.

Thất bại lần này có thể thúc đẩy Nhật Bản thức tỉnh. Với tính cách của dân tộc này, Nhật Bản chắc chắn sẽ có bước hiệu chỉnh to lớn đối với chiến lược xuất khẩu trang bị quốc phòng, bao gồm gia tăng mức độ chuyển nhượng công nghệ, cho phép chế tạo ở nước khác, để phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế hiện nay.

Quả nhiên Tokyo đã cho biết: Bước tiếp theo sẽ gia tăng phân tích nguyên nhân sâu xa không “đấu” được Pháp trong tranh thầu tàu ngầm mới của Australia, xây dựng lại chiến lược xuất khẩu hàng hóa trang bị phòng vệ, đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác Nhật Bản-Australia trên phương diện bảo đảm an ninh. Theo Lý Kiệt, điều này đáng để Trung Quốc phải cảnh giác.

Lý Kiệt cho rằng, mặc dù tàu ngầm lớp Soryu không trúng thầu, nhưng về khách quan, tàu ngầm lớp này tương đối tiên tiến, có nhiều công nghệ hàng đầu thế giới, chẳng hạn công nghệ và các biện pháp dò tìm dưới nước ưu việt, thân tàu xuất sắc...

Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản còn có không ít vũ khí thông thường có tính năng tiên tiến: thủy phi cơ US-2, radar FPS-5 dùng để theo dõi tên lửa đạn đạo, tàu tuần tra có tính năng tuyệt vời. Những vũ khí trang bị này chắc chắn vẫn là con bài để thu hút các đồng minh, đối tác.

Nhật Bản hạ thủy tàu ngầm Sekiryu lớp Soryu ngày 2/11/2015. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Nhật Bản hạ thủy tàu ngầm Sekiryu lớp Soryu ngày 2/11/2015. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc

Sau khi từ bỏ "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", lần này là lần đầu tiên xuất khẩu vũ khí lớn đồng bộ của Nhật Bản thất bại, vừa do thiếu kinh nghiệm, vừa có nguyên nhân về các quy định và điều kiện thiếu linh hoạt.

Trong tương lai, nếu Nhật Bản tích lũy kinh nghiệm, tìm đúng quy tắc của thị trường quốc phòng quốc tế, tiếp tục giảm giá thành và cho phép chuyển nhượng một phần công nghệ cao mới, thậm chí cho phép xây dựng nhà máy ở nước đối tác và làm tốt công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thì xuất khẩu trang bị quốc phòng của Nhật Bản sẽ có triển vọng mở rộng.

Thực ra hiện nay trong tay của các nhà cung cấp vũ khí Nhật Bản có nhiều đơn đặt hàng. Trong đó, có kế hoạch bán 12 thủy phi cơ US-2 tổng trị giá khoảng 1,65 tỷ USD cho Ấn Độ. Đây là thủy phi cơ tiên tiến nhất thế giới hiện nay, có thể cất hạ cánh trong sóng biển cao 3 m.

Đương nhiên, trong tương lai Nhật Bản cũng sẽ có "biến hóa" trong sách lược bán vũ khí, không loại trừ trong giai đoạn đầu áp dụng cách thức "tặng cho", trước tiên đem lại một số lợi ích cho khách hàng để giành lấy thiện cảm, lôi kéo khách hàng, sau đó tiếp tục mở rộng chào hàng hệ thống vũ khí "vừa tốt vừa đắt hàng". Chẳng hạn, Nhật Bản cung cấp 10 tàu tuần tra trên biển cho Philippines.

Nhật Bản chắc chắn sẽ rút ra kinh nghiệm xương máu, thức tỉnh bản thân, điều chỉnh sách lược, tiếp tục tiến hành chào hàng, trong ngắn hạn, sẽ áp dụng một loạt biện pháp kèm theo. Lý Kiệt cho rằng, điều này đáng để Trung Quốc cảnh giác và suy nghĩ.

Nhật Bản hạ thủy tàu ngầm Sekiryu lớp Soryu ngày 2/11/2015. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Nhật Bản hạ thủy tàu ngầm Sekiryu lớp Soryu ngày 2/11/2015. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Đông Bình