Thách thức dai dẳng đối với quan hệ Mỹ-Trung

26/05/2019 08:58
THANH BÌNH
(GDVN) - Những xu hướng hiện nay cho thấy mối quan hệ Mỹ-Trung đang dần xấu đi trong dài hạn với những hậu quả ngày càng bất lợi đối với tất cả các bên liên quan.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đang đe dọa đảo ngược đà phục hồi kinh tế toàn cầu đã được kỳ vọng từ lâu.

Sau khi các cuộc đàm phán thương mại kết thúc ở thủ đô Washington mà không đạt được kết quả như mong đợi, Mỹ đã tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc và Bắc Kinh cũng có động thái trả đũa.

Bắc Kinh và Washington đang chuyển từ một mối quan hệ đôi khi gây tranh cãi, song đôi bên cùng có lợi sang một loạt những va chạm, xung đột ngày càng thù địch, phá hoại lẫn nhau.

Quan hệ Mỹ-Trung đang đối mặt với thách thức gây nhiều lo lắng nhất sau 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (Ảnh: AP)
Quan hệ Mỹ-Trung đang đối mặt với thách thức gây nhiều lo lắng nhất sau 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (Ảnh: AP)

Mối quan hệ Mỹ-Trung đang đối mặt với thách thức gây nhiều lo lắng nhất trong 40 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Những xu hướng hiện nay cho thấy mối quan hệ dần xấu đi trong dài hạn với những hậu quả ngày càng bất lợi đối với tất cả các bên liên quan.

Hiện nay, trong cộng đồng hoạch định chính sách của Washington và Chính quyền Tổng thống Trump, người ta thường nghe thấy sự khẳng định tiến bộ của Trung Quốc trong 40 năm qua đã gây phương hại cho Mỹ.

Kể từ khi Mỹ-Trung thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979, Bắc Kinh và Washington đã bất đồng đáng kể trong việc xử lý nhiều vấn đề quan trọng, theo các cách thường phản ứng các hệ thống chính trị bất đồng của họ.

Di sản của sự thù địch do Chiến tranh lạnh, chiến tranh Triều Tiên, cấu trúc kinh tế-xã hội và đức tin mâu thuẫn nhau của hai nước gây ra.

Thế giới đang chao đảo khi cả Bắc Kinh và Washington đang liên tục có những động thái ăn miếng trả miếng trong cuộc chiến thương mại (Ảnh: Reuters)
Thế giới đang chao đảo khi cả Bắc Kinh và Washington đang liên tục có những động thái ăn miếng trả miếng trong cuộc chiến thương mại (Ảnh: Reuters)

Những khác biệt chính sách này bao gồm việc xử lý các tranh chấp về các vấn đề chủ quyền và an ninh khu vực như Đài Loan, các yêu sách hàng hải gây tranh cãi dọc khu vực ngoại vi Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Quan hệ quân sự Mỹ-Trung đã xấu đi trong vài năm trở lại đây sau các hành động quân sự hóa bất hợp pháp của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Mỹ đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC vào tháng 5/2018. Để đáp trả, một chỉ huy hải quân Trung Quốc hủy chuyến thăm đối tác Mỹ và một tàu hải quân Mỹ còn bị từ chối thăm cảng ở Hong Kong.

Những khác biệt này cũng mở rộng sang cả tranh chấp về sự nhượng bộ lẫn nhau và tính công bằng trong thương mại và đầu tư cũng như các quy tắc toàn cầu khác.

Từ nhiều năm qua, các nhà kinh tế Mỹ đã bày tỏ sự bất bình đối với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vì không được tham gia những lĩnh vực độc quyền của các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc.

Họ phàn nàn rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc được bảo vệ và bảo hộ mạnh mẽ đang đè bẹp các doanh nghiệp Mỹ không chỉ ở Trung Quốc mà còn trong cạnh tranh toàn cầu.

Kế hoạch “Made in China 2025” đặc biệt khiến Washington tức giận. Phó Tổng thống Mỹ, Mike Pence coi đây như là chiến lược của Bắc Kinh nhằm đạt 90% các ngành công nghiệp hiện đại nhất thế giới dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Kế hoạch “Made in China 2025” được cho là nhằm loại bỏ các hoạt động đầu tư của Mỹ ra khỏi các thị trường công nghệ cao của Trung Quốc, cạnh tranh với các hoạt động đầu tư công nghệ cao của Mỹ trên toàn cầu.

Thách thức dai dẳng đối với quan hệ Mỹ-Trung ảnh 3Donnald Trump không dọa suông, hiệp 3 chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

Qua đó, cho phép Trung Quốc thách thức ưu thế quân sự của Mỹ và làm suy yếu năng lực của Mỹ sử dụng vũ lực để có được những cơ hội thương mại và đầu tư.

Khi được hỏi về khả năng kết thúc cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Tổng thống Trump cho biết Mỹ kiếm được hàng tỉ USD, trong khi Trung Quốc đương nhiên không làm tốt như vậy. 

Ông nhấn mạnh, nền kinh tế Trung Quốc hiện tại không lớn như mọi người tưởng.

Theo ông Trump, Trung Quốc đang cố tìm cách “câu giờ” để chờ đợi một thỏa thuận thương mại với Mỹ do Bắc Kinh tin rằng một ứng cử viên của Đảng Dân chủ có thể là ông Joe Biden sẽ đánh bại ông ta trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Nguyên nhân khiến Mỹ bất an đối với Trung Quốc là phương thức phát triển của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc dựa vào phương thức hợp lý được Mỹ công nhận để phát triển, có lẽ Trung Quốc phát triển nhanh hơn, Mỹ cũng không quan tâm do Mỹ cho rằng có thể cạnh tranh với Trung Quốc.

Hiện nay, Mỹ cho rằng phương thức phát triển của Trung Quốc là lợi dụng Mỹ hoặc hệ thống thị trường và phân công lao động quốc tế do các nước phương Tây làm chủ đạo.

Tuy nhiên, Trung Quốc không hành xử theo quy luật thị trường nên bị gây sức ép, buộc phải thay đổi.

Trong khi đó, theo quan điểm của nhiều người Trung Quốc, Mỹ là mối đe dọa lớn nhất trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo:

1. https://asia.nikkei.com/Politics/International-Relations/Google-should-drop-plans-for-China-return-Pence-says

2. https://www.usnews.com/news/best-countries/articles/2019-02-28/the-world-continues-to-disapprove-of-americas-leadership.

3. Tài liệu tham khảo đặc biệt số 120-TTX ngày 18/5/2019;

4. https://www.nytimes.com/2019/05/10/us/politics/trump-china-trade.html?action=click&module=Top%20Stories&pgtype=Homepage

5. https://www.foxbusiness.com/economy/china-retaliation-us-tariffs-trade-talks

6. https://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Vi-sao-quan-su-la-diem-nhay-cam-nhat-trong-tong-the-quan-he-MyTrung-post197921.gd

THANH BÌNH