Triều Tiên sử dụng diễn đàn ARF nghe ngóng, Trung-Nhật có thể tiếp xúc

08/08/2014 06:27
Hồng Thủy
(GDVN) - Rất có thể những tiến bộ đạt được tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm nay sẽ đạt được từ các cuộc tiếp xúc hậu trường và bên lề hội nghị.
Tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong lần đầu tiên tham dự diễn đàn ARF.
Tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong lần đầu tiên tham dự diễn đàn ARF.

Bưu điện Hoa Nam ngày 8/8 dẫn lời giới phân tích nhận định, rất có thể những tiến bộ đạt được tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm nay sẽ đạt được từ các cuộc tiếp xúc hậu trường và bên lề hội nghị. Các hoạt động ngoại giao trong khuôn khổ diễn đàn có thể cung cấp gợi ý về cách giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực.

Trong khi Biển Đông sẽ tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong diễn đàn này, các nhà phân tích cũng đang tìm hiểu về sự xuất hiện lần đầu tiên của tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong và khả năng tiếp xúc song phương giữa Ngoại trưởng 2 nước Nhật Bản, Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ kêu gọi đóng băng tự nguyện tất cả các hành động leo thang khiêu khích ở Biển Đông, động thái mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ gây ra phản ứng kịch liệt từ Trung Quốc.

Tuy nhiên theo giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc, diễn đàn ARF hàng năm giữa ASEAN và các đối tác quan trọng khác sẽ rất ít khả ăng để giải quyết các tranh chấp. Các Ngoại trưởng ASEAN vẫn có thể ra một tuyên bố nhấn mạnh mối quan tâm, kêu gọi giải quyết với sự nồng nhiệt lặp đi lặp lại mỗi kỳ họp và không có hiệu lực ràng buộc.

Nhưng với Myanmar đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay có thể gặp phải vấn đề, theo Rodolfo Severino, cựu Tổng thư ký ASEAN và đang là một nhà nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Trung Quốc là nước láng giềng sát nách của họ và tiếp tục là một nguồn đầu tư lớn. Myanmar đang phải tự cân bằng trước sự canh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực.

Oh Ei Sun, một nhà phân tích từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajartnam cho biết, nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc cũng sẽ bị cắt xén do thiếu ảnh hưởng của Myanmar. Các nhà ngoại giao khác sẽ sử dụng cuộc đối thoại kéo dài 2 ngày để thúc đẩy các lợi ích của đất nước họ.

Phái đoàn Bắc Triều Tiên được dự kiến là sẽ thu thập thông tin và "có được cảm giác về những gì đang xảy ra" vì Bình Nhưỡng tiếp tục xem xét việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, theo Adam Cathcart, một nhà phân tích đại học Leeds cho biết.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida được cho là cũng đã lên kế hoạch tìm kiếm một cuộc tiếp xúc vói người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong ngày mai, theo Kyodo News. Bắc Kinh đã tỏ ra miễn cưỡng để sắp xếp một cuộc gặp với phía Nhật Bản vì 2 bên vẫn chưa tạo ra môi trường đối thoại.

Hồng Thủy