Lợi ích bất ngờ từ 6 sinh vật gớm ghiếc

25/09/2012 14:20
Hồng Đức (MASK/Kênh 14)
(GDVN) - Những sinh vật như: Nấm mốc đen, giòi, nhện... khi nhìn dưới kính hiển vi hay nhìn bằng mắt thường trông chúng rất gớm ghiếc nhưng các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng chúng có nhiều lợi ích phục vụ cuộc sống con người.
1. Nấm mốc đen: Đây là loại nấm mốc khá phổ biến, có tên khoa học là Aspergillus niger. Nấm mốc đen gây khá nhiều phiến toái như làm hư hỏng thức ăn, nhiễm trùng móng chân, gây ngứa và một số tác hại khác cho trẻ nhỏ.
1. Nấm mốc đen: Đây là loại nấm mốc khá phổ biến, có tên khoa học là Aspergillus niger. Nấm mốc đen gây khá nhiều phiến toái như làm hư hỏng thức ăn, nhiễm trùng móng chân, gây ngứa và một số tác hại khác cho trẻ nhỏ.
Dù sở hữu vẻ ngoài không bắt mắt nhưng nấm đen lại đóng vai trò khá quan trọng trong công nghiệp với tác dụng chuyển đổi đường thành acid citric - một chất bảo quản tự nhiên, được sử dụng khá phổ biến trong các loại thực phẩm, đồ uống, chất tẩy rửa, mỹ phẩm và dược phẩm. Ngoài ra, loại nấm này còn sản sinh ra một số enzyme có lợi như alpha-galactosidase - thành phần chính của thuốc chống đầy hơi.
Dù sở hữu vẻ ngoài không bắt mắt nhưng nấm đen lại đóng vai trò khá quan trọng trong công nghiệp với tác dụng chuyển đổi đường thành acid citric - một chất bảo quản tự nhiên, được sử dụng khá phổ biến trong các loại thực phẩm, đồ uống, chất tẩy rửa, mỹ phẩm và dược phẩm. Ngoài ra, loại nấm này còn sản sinh ra một số enzyme có lợi như alpha-galactosidase - thành phần chính của thuốc chống đầy hơi. 
2. Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Liên cầu khuẩn có thể gây nên những chứng bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, viêm quầng (một dạng nhiễm khuẩn da, các mô dưới da), hoại tử fasciitis (khuẩn “ăn thịt người”)... Tuy nhiên, không phải tất cả liên cầu khuẩn đều có hại. Liên cầu S. thermophilus được ứng dụng trong quá trình sản xuất sữa chua và phô mai.
2. Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Liên cầu khuẩn có thể gây nên những chứng bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, viêm quầng (một dạng nhiễm khuẩn da, các mô dưới da), hoại tử fasciitis (khuẩn “ăn thịt người”)... Tuy nhiên, không phải tất cả liên cầu khuẩn đều có hại. Liên cầu S. thermophilus được ứng dụng trong quá trình sản xuất sữa chua và phô mai. 
Để làm nên những thanh phô mai tuyệt hảo, người ta sử dụng khuẩn liên cầu S. thermophilus với trực khuẩn Lactobacillus bởi 2 loại khuẩn này có mối quan hệ cộng sinh.Trực khuẩn Lactobacillus bẻ gãy protein trong sữa làm thức ăn cho liên cầu khuẩn, trong khi liên cầu S. thermophilus tạo ra axit formic và CO2 kích thích sự tăng trưởng của trực khuẩn. Cùng với nhau, chúng làm lên men sữa, chuyển hóa đường lactose thành acid lactic. Với một số enzyme cùng vài bước chế biến, sản phẩm cuối cùng sẽ là phô mai.
Để làm nên những thanh phô mai tuyệt hảo, người ta sử dụng khuẩn liên cầu S. thermophilus với trực khuẩn Lactobacillus bởi 2 loại khuẩn này có mối quan hệ cộng sinh.Trực khuẩn Lactobacillus bẻ gãy protein trong sữa làm thức ăn cho liên cầu khuẩn, trong khi liên cầu S. thermophilus tạo ra axit formic và CO2 kích thích sự tăng trưởng của trực khuẩn. Cùng với nhau, chúng làm lên men sữa, chuyển hóa đường lactose thành acid lactic. Với một số enzyme cùng vài bước chế biến, sản phẩm cuối cùng sẽ là phô mai.
3. Khuẩn gây mụn: Mụn là nỗi ám ảnh kinh niên khi đến tuổi dậy thì, trong đó khuẩn Propionibacterium acnes - một loại khuẩn hình que ẩn dưới da được coi là nguyên nhân chính.
3. Khuẩn gây mụn: Mụn là nỗi ám ảnh kinh niên khi đến tuổi dậy thì, trong đó khuẩn Propionibacterium acnes - một loại khuẩn hình que ẩn dưới da được coi là nguyên nhân chính. 
Tuy nhiên, ít ai biết sự có mặt của P.acnes góp phần tạo nên một làn da khỏe mạnh. Chúng tiết ra một loại enzyme có tác dụng phá vỡ chất béo trong bã nhờn, nhờ thế chất nhờn trên mặt sẽ giống như một loại chất dưỡng ẩm. Ngoài ra, khuẩn P.acnes còn gia tăng tính axit trên da nhằm giảm nguy cơ nhiễm những khuẩn nguy hiểm hơn như tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) hoặc liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes (khuẩn ăn thịt).
Tuy nhiên, ít ai biết sự có mặt của P.acnes góp phần tạo nên một làn da khỏe mạnh. Chúng tiết ra một loại enzyme có tác dụng phá vỡ chất béo trong bã nhờn, nhờ thế chất nhờn trên mặt sẽ giống như một loại chất dưỡng ẩm. Ngoài ra, khuẩn P.acnes còn gia tăng tính axit trên da nhằm giảm nguy cơ nhiễm những khuẩn nguy hiểm hơn như tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) hoặc liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes (khuẩn ăn thịt).
4. Xoắn khuẩn ung thư dạ dày:Cho đến trước năm 1984, con người vẫn tin rằng, ung thư dạ dày là do stress và đồ ăn cay. Việc Barry Marshall và J. Robin Warren tìm ra mối liên hệ giữa xoắn khuẩn Helicobacter pylori với bệnh ung thư dạ dày đã tạo ra bước ngoặt lớn cho y tế thế giới. Thực nghiệm cho thấy, những người mang khuẩn H.pylori gần như giảm một nửa khả năng mắc chứng ung thư thực quản. Các nhà khoa học tìm ra khuẩn H.pylori mang gene CagA, có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, do đó ngăn được sự trào ngược axit vào cổ họng. Ngoài ra, khuẩn H.pylori còn có thể ngăn được bệnh béo phì - một tác nhân của ung thư - bằng cách giảm lượng hormone ghrelin, gây đói.
4. Xoắn khuẩn ung thư dạ dày:Cho đến trước năm 1984, con người vẫn tin rằng, ung thư dạ dày là do stress và đồ ăn cay. Việc Barry Marshall và J. Robin Warren tìm ra mối liên hệ giữa xoắn khuẩn Helicobacter pylori với bệnh ung thư dạ dày đã tạo ra bước ngoặt lớn cho y tế thế giới. Thực nghiệm cho thấy, những người mang khuẩn H.pylori gần như giảm một nửa khả năng mắc chứng ung thư thực quản. Các nhà khoa học tìm ra khuẩn H.pylori mang gene CagA, có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, do đó ngăn được sự trào ngược axit vào cổ họng.  Ngoài ra, khuẩn H.pylori còn có thể ngăn được bệnh béo phì - một tác nhân của ung thư - bằng cách giảm lượng hormone ghrelin, gây đói.
5. Giòi: 800 năm trước tại Trung Quốc có một vụ giết người khá tàn bạo - nạn nhân bị chém nhiều nhát bằng lưỡi liềm. Hung thủ được tìm ra do những con ruồi bị thu hút vào cái liềm của hắn, dù trông nó có vẻ sạch. Đây là trường hợp đầu tiên của “côn trùng học pháp y”- sử dụng côn trùng trong công tác khám nghiệm hiện trường (CSI- crime scene investigation).
5. Giòi: 800 năm trước tại Trung Quốc có một vụ giết người khá tàn bạo - nạn nhân bị chém nhiều nhát bằng lưỡi liềm. Hung thủ được tìm ra do những con ruồi bị thu hút vào cái liềm của hắn, dù trông nó có vẻ sạch.  Đây là trường hợp đầu tiên của “côn trùng học pháp y”- sử dụng côn trùng trong công tác khám nghiệm hiện trường (CSI- crime scene investigation).
Các loại ấu trùng là nguyên liệu quan trọng trong côn trùng học pháp y. Giòi (ấu trùng của ruồi) thường có xu hướng di chuyển về phía thịt tươi, thường ăn đầu và những cơ quan quan trọng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng ấu trùng bọ cánh cứng, ve (có xu hướng ăn da khô), sâu bướm (ăn tóc). Trong nhiều thập kỷ, người ta thường dựa vào sự sinh sôi của chúng nhằm xác định thời điểm tử vong. Hiện nay, công nghệ phát triển cho phép những ước đoán trở nên chính xác hơn, như việc xác định tuổi tử thi bằng cách đo biểu hiện gene trong trứng côn trùng trên xác.
Các loại ấu trùng là nguyên liệu quan trọng trong côn trùng học pháp y. Giòi (ấu trùng của ruồi) thường có xu hướng di chuyển về phía thịt tươi, thường ăn đầu và những cơ quan quan trọng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng ấu trùng bọ cánh cứng, ve (có xu hướng ăn da khô), sâu bướm (ăn tóc). Trong nhiều thập kỷ, người ta thường dựa vào sự sinh sôi của chúng nhằm xác định thời điểm tử vong. Hiện nay, công nghệ phát triển cho phép những ước đoán trở nên chính xác hơn, như việc xác định tuổi tử thi bằng cách đo biểu hiện gene trong trứng côn trùng trên xác.
6. Nhện: Khá nhiều người sợ nhện do vẻ ngoài đáng sợ của nó nhưng sự thật là nếu không có nhện, có lẽ loài người không thể tồn tại. Bởi nhện ăn những loài côn trùng có khả năng tàn phá cây lương thực và cây công nghiệp - nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Theo một số tính toán, trên vương quốc Anh có khoảng 2,2 tỉ cá thể nhện, ăn ít nhất 100 loài côn trùng mỗi năm với số lượng ước tính khoảng 220 tỉ.
6. Nhện: Khá nhiều người sợ nhện do vẻ ngoài đáng sợ của nó nhưng sự thật là nếu không có nhện, có lẽ loài người không thể tồn tại. Bởi nhện ăn những loài côn trùng có khả năng tàn phá cây lương thực và cây công nghiệp - nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Theo một số tính toán, trên vương quốc Anh có khoảng 2,2 tỉ cá thể nhện, ăn ít nhất 100 loài côn trùng mỗi năm với số lượng ước tính khoảng 220 tỉ. 
Nhện còn đem lại một số lợi ích khác. Những nhà nghiên cứu lợi dụng chất độc gây tê liệt con mồi ở nhện nhằm chế ra một số loại thuốc như thuốc an thần hay thuốc chống động kinh. Ngoài ra, tơ nhện cũng đem lại tiềm năng về vật liệu nhẹ nhưng có độ bền lớn hơn cả sắt thép.
Nhện còn đem lại một số lợi ích khác. Những nhà nghiên cứu lợi dụng chất độc gây tê liệt con mồi ở nhện nhằm chế ra một số loại thuốc như thuốc an thần hay thuốc chống động kinh. Ngoài ra, tơ nhện cũng đem lại tiềm năng về vật liệu nhẹ nhưng có độ bền lớn hơn cả sắt thép.
Hồng Đức (MASK/Kênh 14)