Không sợ thiếu thực phẩm chức năng, chỉ sợ thiếu thực phẩm chức năng tốt

23/11/2018 06:09
Lại Cường
(GDVN) - Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng không sở thiếu thực phẩm chức năng, chỉ sợ thiếu thực phẩm chức năng tốt.

Ngày 22/11, Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) chủ trì và phối hợp với Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt nam (VAFF) tổ chức hội nghị khoa học quốc tế về thực phẩm chức năng lần thứ 2.

Tại Hội nghị ông Nguyễn Thành Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã trình bày Tổng quan về quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng ở Việt Nam.

Theo đó, ông Phong cho biết, khái niệm thực phẩm chức năng được luật hóa trong Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng bắt đầu được nghiên cứu ở các nước… ngày nay các nhà khoa học chủ động bổ sung, tăng hiệu quả của thực phẩm chức năng.

Ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất, kết hợp với các nhà khoa học đưa ra thị trường thực phẩm chức năng chất lượng tốt.

Theo thông tin từ Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thực phẩm chức năng xuất hiện từ đầu năm 2000 và tới nay gần 20 năm phát triển, có trên dưới gần 20.000 mặt hàng thực phẩm chức năng, chủ yếu là sản phẩm trên 70% là sản xuất trong nước.

Các nhà sản xuất trong nước rất chú ý phát triển, còn lại là trên 20% là nhập khẩu ở các nước. các sản phẩm Thực phẩm chức năng của Việt Nam bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài.

Nói về các hoạt động quản lý thực phẩm chức năng, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, Bộ Y tế có nhiều văn bản quản lý mặt hàng này, đặc biệt là Thông tư 17/2000, 20, 08 và tới 2010 có luật và 2012 có Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật và Nghị định 43 về ghi nhãn hàng hóa.

Các đại biểu tham dự Hội nghị khoa học quốc tế về Thực phẩm chức năng lần thứ 2. (Ảnh: LC)
Các đại biểu tham dự Hội nghị khoa học quốc tế về Thực phẩm chức năng lần thứ 2. (Ảnh: LC)

Tất cả những thông tư này quy định chi tiết về hợp đồng quảng cáo công bố về thực phẩm chức năng.

Không sợ thiếu thực phẩm chức năng, chỉ sợ thiếu thực phẩm chức năng tốt ảnh 2Hà Nội phạt hơn 14 tỷ đồng vi phạm về an toàn thực phẩm

Nghị định 15/2018 quy định tất cả những thực phẩm chức năng bắt đầu từ 1/7/2019 phải đạt thực hành tốt về GMP (GMP - Good Manufacturing Pratice – Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt áp dụng để quản lý sản xuất trong các ngành:

Dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm…), tất cả những quy định luật pháp của Việt Nam đều quy định tất những sản phẩm chức năng trước khi ra thị trường phải ban hành và chỉ được đưa ra thị trường khi được các cơ quan quản lý thẩm định và các nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng phải đủ điều kiện cấp chứng nhận đăng ký an toàn thực phẩm…

Theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, tất cả các thực phẩm chức năng, người có sản phẩm, doanh nghiệp có sản phẩm phải gửi hồ sơ và chỉ được tiến hành quảng cáo và quảng cáo đúng nội dung…

Quy định ghi nhãn theo thông tư của Bộ Y tế, ngoài những quy định bắt buộc – trên nhãn ghi rõ “thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh”… nơi bày bán thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Phong cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh đó còn có doanh nghiệp vi phạm 1 số nội dung, 1 số doanh nghiệp đưa ra thị trường khi chưa được sự đồng ý của cơ quan y tế; ghi nhãn như thuốc chữa bệnh – nếu như quảng cáo ko đúng sự thật, người ta phải tới cơ sở y tế, mua thực phẩm chức năng về thay thuốc chữa bệnh – mất thời vàng để điều trị bệnh.

Có hiện tượng doanh nghiệp đăng ký 1 kiểu nhưng công bố chất lượng lại 1 kiểu.

Với chức năng cơ quan quản lý, chúng tôi phối hợp vs các cơ quan có thẩm quyền, tiến hành hậu kiểm, làm tốt thì biểu dương, làm không tốt- chính phủ vừa ban hành Nghị định 115 và  thời gian tới tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi đồng thời ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm, công bố công khai – thực hiện nghiêm túc, bắt đầu từ 1/7/2019, phải thực hiện nghiêm túc đăng ký và công bố theo hướng dẫn của Nghị định 15 và phối hợp chặt chẽ vs các cơ quan chức năng về quảng cáo. Phải làm sao phá triển thị trường thực phẩm chức năng lành mạnh, bảo vệ quyền lợi sức khỏe của người tiêu dùng.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, ông Nguyễn Thành Phong trình bày tại Hội nghị. (Ảnh: LC)
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, ông Nguyễn Thành Phong trình bày tại Hội nghị. (Ảnh: LC)

Trả lời câu hỏi của ông Lê Văn Truyền, Phó chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam về việc, theo Nghị định 15, quy định về GPM, thì thời gian hơn 1 năm trước khi nghị định ra đời thì doanh nghiệp phải thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng đến giờ phút này chưa có chủ trương kéo dài thời quá độ đối với GMP và trên thực tiễn nhiều doanh nghiệp chưa được chứng nhận GMP.

Rất nhiều doanh nghiệp có nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhưng đang trong quá trình làm thủ tục – khi nhận quá trình, số lượng này có thể nói tiến hành nhanh có thể đạt tiêu chuẩn hàng trăm doanh nghiệp, đã cấp cho trên dưới 10 doanh nghiệp, nhanh chóng tiến hành chứng nhận và dự kiến có khoảng trên 100  200 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP, bảo đảm được nhu cầu thị trường.

Ông Phong khẳng định: “Chúng tôi đã báo cáo Bộ Y tế rằng chúng ta không lo thiếu thực phẩm chức năng, chỉ lo thiếu thực phẩm chức năng chất lượng tốt.

Nếu không nghiêm túc không nghiêm khắc, doanh nghiệp đầu tư lớn cũng như doanh nghiệp đầu tư tiết kiệm, cũng sản xuất thực phẩm chức năng – không tạo sự bình đằng trong sản xuất đối với thực phẩm chức năng…

Thiệt hại đầu tiên ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng và cho lộ trình này hơn 2 năm rồi và định hướng GMP với cơ sở sản xuất, cả Bắc Trung Nam cho các doanh nghiệp…”

Từ Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 2 về thực phẩm chức năng cho thấy, trong thời gian tới, quản lý thực phẩm chức năng sẽ tiếp tục được quan tâm đặc biệt tại Việt Nam với phương thức quản lý hiện đại, chính sách quản lý vừa đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, vừa kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời hài hòa với các quy định quốc tế.

Lại Cường