“Truy tận gốc, trị tận ngọn” việc con chán sữa

28/08/2014 10:41
Thanh Nhàn
(GDVN) - Nhiều trẻ tỏ ra thờ ơ với sữa là do hương vị quá quen thuộc khiến trẻ mất hết hứng thú khi uống.

Cả mẹ và con đều “chào thua”… sữa

Khi trẻ trong giai đoạn từ 4-11 tuổi các chuyên gia khuyên cha mẹ nên chú trọng đến bữa ăn của con, đảm bảo các nhóm chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Cũng cần duy trì cho trẻ uống khoảng 500ml sữa (tương đường 3 hộp sữa) mỗi ngày để cung cấp đủ canxi cho sự phát triển xương và bổ sung những dưỡng chất quan trọng khác. Dẫu vậy, đôi khi cả mẹ và trẻ không thiết tha với sữa do những “mâu thuẫn” trong việc hoàn thành “chỉ tiêu” hàng ngày.

Lý do mâu thuẫn là gì? mẹ nào cũng muốn con mình lớn nhanh, mập mạp nên tìm đủ cách nào là dụ dỗ, dẫn đi chơi, hứa hẹn mua đồ chơi để trẻ uống sữa thêm.  Nếu “ngọt nhạt” không có kết quả, nhiều phụ huynh áp dụng cả phương pháp mạnh: đánh đòn, la mắng, dọa nạt… tất cả chỉ vì “tương lai của con”.  Còn với trẻ, hoặc là miễn cưỡng nuốt một cách khổ sở, hoặc chạy trốn, hoặc la hét, thậm chí, chấp nhận bị phạt nhưng vẫn cương quyết không uống sữa.

Nếu con kêu ngán sữa, thay vì thúc ép, mẹ hãy thử đổi vị sữa để kích thích vị giác của trẻ. Nguồn ảnh: ShutterStock
Nếu con kêu ngán sữa, thay vì thúc ép, mẹ hãy thử đổi vị sữa để kích thích vị giác của trẻ. Nguồn ảnh: ShutterStock

Bên cạnh đó, “lao tâm khổ tứ”, làm mọi cách mà con không… thèm sữa khiến người mẹ dễ rơi vào tình trạng kích động, nóng giận không kiểm soát được lời nói, hành động, đôi khi làm tổn thương con hoặc quay sang “gây sự” với người thân khác, tác động tiêu cực đến không khí gia đình. Mẹ, trong mắt con sẽ trở nên xấu xí và đáng sợ. Vô hình chung chỉ vì chuyện uống sữa mà quan hệ mẹ con căng thẳng không cần thiết.

“Truy tận gốc, trị tận ngọn” việc con chán sữa

Trẻ ở giai đoạn này chưa phải lứa tuổi “nổi loạn”, nhưng nếu ép buộc quá thì có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý. Ảnh hưởng này khiến trẻ bị rối loạn thể chất: đau bụng, nôn ói, căng thẳng, lo âu, sợ hãi, trở nên hiếu động, kém tập trung, bướng bỉnh, lầm lì…Vì vậy, trước khi “lên gân” ép con uống sữa, mẹ hãy tìm hiểu nguyên do thực sự khiến trẻ cứ thấy sữa là tránh né.  

Đầu tiên các mẹ nên nghĩ tới khả năng trẻ không thích hương vị sữa. Mẹ quan tâm và yêu thương con nhưng lại thường áp đặt suy nghĩ và gần như đưa ra các quyết định đối với tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ: sinh hoạt, trang phục, sở thích, học hành cũng như ăn uống… kể cả chuyện con nên uống đủ sữa mỗi ngày. Nhưng, thứ mẹ cho là tốt nhất chưa chắc đã thích hợp với trẻ, cũng như sữa mẹ cho là ngon nhất chưa chắc trẻ đã mê.

Nhiều bà mẹ chỉ tập trung vào chuyện chọn được loại sữa “số 1” mà quên mất rằng dù là sơn hào hải vị và thích đến mấy, sau một thời gian cơ thể cũng sẽ thấy bão hòa. Người lớn ăn mãi một món còn thấy không vừa lòng huống gì con trẻ lúc nào cũng muốn thử cái mới. Do vậy, thấy con kêu ngán, mẹ nên nghĩ đến việc thay đổi hương vị sữa để kích thích vị giác của trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ từ chối uống sữa cũng vì các lý do khác như bị mẹ nhiều lần thúc ép quá, trẻ bị ức chế bài tiết các men tiêu hoá sinh ra chán ăn uống, ghét sữa; hoặc đơn giản là vì trẻ mải chơi nên không thiết tha sữa hay bất cứ đồ ăn nào…

Chỉ cần mẹ chịu lắng nghe và để ý sẽ tìm ra nguyên nhân vì ở tuổi trên 4 trẻ đã biết thể hiện quan điểm riêng của mình rất rõ ràng, từ đó sẽ có cơ sở xử lý chuyện ngán sữa hơn là đối diện với tình trạng con thì lắc đầu còn mẹ cứ é

Thanh Nhàn