Việt Nam hợp tác với New Zealand về an toàn thực phẩm

29/08/2018 14:06
Lại Cường
(GDVN) - Việc ký kết hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand được đánh giá là sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho cả hai bên, góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân.

Ngày 29/8, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Các ngành cơ bản New Zealand – Cơ quan của Chính phủ phụ trách về An toàn thực phẩm tổ chức buổi lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác về An toàn thực phẩm và các vấn đề pháp lý có liên quan.

Buổi lễ ký kết được diễn ra có sự chứng kiến của bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam; ông Damien O’Connor, Bộ trưởng An toàn thực phẩm, Nông nghiệp, An ninh sinh học, Các vấn đề Nông thôn, Đồng Bộ trưởng Thương Mại và Tăng cường Xuất khẩu New Zealand; Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, lãnh đạo Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Y tê Việt nam; Các đại biểu đến từ đại sứ quán.

Việc ký kết này được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích cho cả 2 bên trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. (Ảnh: Lại Cường)
Việc ký kết này được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích cho cả 2 bên trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. (Ảnh: Lại Cường)

Đây là hoạt động tiếp nối các chương trình hợp tác giữa Cục An toàn thực phẩm Việt Nam và Bộ các Ngành cơ bản New Zealend từ năm 2015 - 2017, thỏa thuận ký kết lần này bao gồm các nội dung:

Trao đổi thông tin về an toàn thực phẩm, thành phần, ghi nhãn và các chính sách chấp thuận sản phẩm, bao gồm luật, quy định và tiêu chuẩn.

Thông báo trực tiếp và kịp thời thông báo các trường hợp có lo ngại nghiêm trọng và cấp cách liên quan đến sức khỏe cộng đồng hoặc gian lận thực phẩm liên quan đến hàng hóa giao dịch giữa hai quốc gia.

Công nhận tính tương đương của các biện pháp đơn lẻ hoặc toàn bộ hệ thống.

Đơn giản hóa chứng nhận, bao gồm việc sử dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận y tế, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm và giấy chứng nhận điện tử.

Việt Nam hợp tác với New Zealand về an toàn thực phẩm ảnh 2Đóng cửa hơn 3000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng trong năm 2019

Nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực như đánh giá theo quy định, quy trình đăng ký cơ sở và sản phẩm, công tác kiểm tra, thông quan và tương tác liên hệ kịp thời khi có vấn đề.

Hợp tác trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học.

Hợp tác trong việc thiết lập các quy trình pháp lý như phân tích rủi ro, hệ thống thiết lập tiêu chuẩn, hệ thống theo dõi và giám sát, phòng thí nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn vùng và tiêu chuẩn quốc tế.

Các lĩnh vực khác các bên cùng quan tâm trong phạm vi trách nhiệm pháp lý do các bên có thể cùng xác định.

Thỏa thuận ký kết lần này sẽ đem lại lợi ích hơn nữa cho cả Việt Nam và New Zealand, góp phần đảm bảo sức khỏe cho người dân, thúc đẩy hoạt động thương mại thực phẩm giữa hai quốc gia.

Lại Cường