Chủ tịch hàng không Jetstar nói gì sau 4 năm ròng thua lỗ

22/02/2013 13:51
Tiểu Phương
(GDVN) - Mặc dù 4 năm ròng thua lỗ nhưng ông Dương Trí Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Jetstar Pacific vẫn khẳng định: “Không phải lỗ mà bán tống bán tháo, hàng không giá rẻ vẫn là một mô hình kinh doanh và trên con đường đó, giải pháp đầu tư phải dài hạn, chiến lược, chứ không thể ngày nay làm, ngày mai đi”.

Vì sao hàng không tư nhân Việt thường “chết yểu”?
Nhìn lại thị trường hàng không vài năm qua có thể thấy bức tranh ảm đạm của các hãng hàng không tư nhân. Trước đó, Air Mekong đã có bước đi khá bài bản, từ chuẩn bị nguồn vốn, đội tàu bay, nhân lực cho tới việc nhận được chứng chỉ nhà khai thác rất sớm, nhưng tới thời điểm này cũng đã phải tạm dừng bay để thay đổi chiến lược, tái cơ cấu đội bay. Còn hầu hết các hãng hàng không còn lại đều không thể cất cánh đúng thời hạn hoặc thua lỗ phải dừng bay.
Điểm lại có thể thấy Indochina Airlines sau một năm bay đã không còn đủ vốn điều lệ, không có tiền thanh toán với các bạn hàng và hiện giờ không có khả năng bay lại. 
Trãi Thiên là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, nhưng cũng đành phải khép lại giấc mơ bay.

Trước đó, Air Mekong đã có bước đi khá bài bản, từ chuẩn bị nguồn vốn, đội tàu bay, nhân lực cho tới việc nhận được chứng chỉ nhà khai thác rất sớm, nhưng tới thời điểm này cũng đã phải tạm dừng bay để thay đổi chiến lược, tái cơ cấu đội bay.
Trước đó, Air Mekong đã có bước đi khá bài bản, từ chuẩn bị nguồn vốn, đội tàu bay, nhân lực cho tới việc nhận được chứng chỉ nhà khai thác rất sớm, nhưng tới thời điểm này cũng đã phải tạm dừng bay để thay đổi chiến lược, tái cơ cấu đội bay.
Tháng 8/2010, Cục Hàng không đã cấp giấy phép hoạt động cho Hãng hàng không Bầu Trời Xanh, Hãng sẽ khai thác các loại máy bay như trực thăng, thủy phi cơ và tất cả các loại máy bay cánh bằng khác.
Ban đầu hãng đăng ký khai thác hơn 20 tuyến du lịch trong nước. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn không có thêm thông tin nào về hoạt động của hãng này.
Các chuyến bay đầy khách của Jetstar Pacific sau 5 năm vẫn không bù đắp nổi chi phí.
Ông Dương Trí Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Jetstar Pacific từng chia sẻ với báo chí: “4 năm vừa rồi, Jetstar Pacific luôn luôn lỗ và năm vừa rồi vẫn tiếp tục lỗ lớn. Quyết tâm trong năm 2013 của Jetstar là giảm lỗ, tiến tới hòa và hy vọng khi khai thác đường bay quốc tế có hiệu quả thì mới bắt đầu có lãi”.
Để giảm thiểu chi phí, tránh thua lỗ, lãnh đạo của hãng hàng không Jetstar cho biết: Hiện tại, Jetstar Pacific vẫn đang thực hiện một số việc tự làm như tự khai thác, tự tổ chức phục vụ mặt đất bằng hệ thống trang thiết bị và con người của mình - cách làm này để đảm bảo máy bay có thời gian quay đầu ngắn (30 phút).
Thứ hai là tổ chức tự triển khai công tác về kỹ thuật ngoại trường, đảm bảo máy bay khi quay về Tân Sơn Nhất có đội ngũ kỹ thuật trên máy bay kiểm tra, tiết kiệm hơn việc thuê bên ngoài.
Thêm vào đó, để giảm chi phí tối đa, phi công của Jetstar cũng đang phải kiêm nhiệm luôn việc kiểm tra kỹ thuật máy bay, tự đi làm thủ tục bay, từ đó, năng suất của phi công tăng lên, đổi lại tiết kiệm chi phí khi không phải thuê ngoài.
Ngoài ra, “việc thông thoại giữa mặt đất và phi công, hiện tại Jetstar đã chuyển giao được toàn bộ cho bộ phận mặt đất thực hiện thay vì sử dụng kỹ sư máy bay, đem lại hiệu quả hơn, có như vậy thì mới làm được giá rẻ” – ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Jetstar Pacific nhấn mạnh.

“Không thể ngày nay làm, ngày mai đi”

Mặc dù đã cố gắng thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí đầu vào như trên đã nói, tuy nhiên, không ít các hãng hàng không tư nhân vẫn chật vật với bài toán hiệu quả cạnh tranh.
Theo ông Dương Trí Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Jetstar Pacific: Một trong những khó khăn của hàng không Việt Nam là do xăng dầu tại VN luôn biến động thất thường trong khi đó chi phí xăng dầu luôn chiếm tới 40% chi phí khai thác tàu bay.
Thêm vào đó, nếu như ở nước ngoài có nhiều sân bay, các nhà đầu tư có thể chọn bay ở các sân bay rẻ còn tại VN thì không có nhiều lựa chọn nên vẫn phải bay chung với sân bay bình thường - Đây là một điều hạn chế của hàng không giá rẻ.
Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, ông Võ Huy Cường - Phó Cục trưởng cục Hàng không Việt Nam cũng phân tích: Nguồn nhân lực trong ngành hàng không Việt còn hạn chế. Hiện nay, các hãng hàng không tư nhân đều vấp phải khó khăn khi phải thuê 100% phi công nước ngoài. Bên cạnh đó, thợ bảo dưỡng, sửa chữa để khai thác an toàn tàu bay cũng gặp không ít trở ngại.
Thứ nữa, nguồn nhân lực của Cục Hàng không để giám sát các hãng hàng không khai thác tàu bay vẫn còn thiếu. 
“Khi các đơn vị đầu tư xin thành lập hãng hàng không, chúng tôi luôn khuyến cáo rằng: kinh doanh hàng không rất khó khăn, các năm đầu chưa chắc đã có lãi” – ông Cường nói.
Và Air Mekong, VietJetAir hay Jetstar Pacific cũng đều phải xác định như vậy!
“Khi các đơn vị đầu tư xin thành lập hãng hàng không, chúng tôi luôn khuyến cáo rằng: kinh doanh hàng không rất khó khăn, các năm đầu chưa chắc đã có lãi” - lãnh đạo Cục Hàng không cho biết (Ảnh minh họa)
“Khi các đơn vị đầu tư xin thành lập hãng hàng không, chúng tôi luôn khuyến cáo rằng: kinh doanh hàng không rất khó khăn, các năm đầu chưa chắc đã có lãi” - lãnh đạo Cục Hàng không cho biết (Ảnh minh họa)

Mặc dù 4 năm ròng thua lỗ nhưng ông Dương Trí Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Jetstar Pacific vẫn khẳng định: “Không phải lỗ mà bán tống bán tháo, hàng không giá rẻ vẫn là một mô hình kinh doanh và trên con đường đó, giải pháp đầu tư phải dài hạn, chiến lược, chứ không thể ngày nay làm, ngày mai đi”.
Mới đây, Jetstar Pacific đã trả máy bay Boeing 737-400 cũ trước thời hạn để chuyển sang dòng Airbus A320 mới và thân lớn hơn. Việc thay đổi này khiến hãng mất thêm 10 triệu USD nhưng vẫn phải làm để hy vọng tiết giảm chi phí khai thác, từ đó giảm giá vé, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Air Mekong sau 2 năm khai thác đội tàu bay CRJ900 cũng cảm thấy không phù hợp nên đã tạm dừng bay để tái cơ cấu đội bay.
Tất cả đều phải thay đổi chiến lược đầu tư để có thể tồn tại và phát triển dù công cuộc chuyển đổi luôn tốn kém về tài chính và thời gian.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Tiểu Phương