Những thách thức nào ở Việt Nam đang chờ đón Starbucks?

08/01/2013 11:32
Theo VietQ
Một "tín đồ" cà phê Việt cho biết, anh mong muốn thử nghiệm cà phê Starbucks có thực sự khác với cà phê Việt Nam mà anh đã được uống kể từ khi anh được 10 tuổi. Nhưng anh từ chối trở thành khách ruột của Starbucks bởi anh uống từ năm đến sáu tách cà phê mỗi ngày nên không thể biến thói quen và sở thích của mình trở nên quá đắt đỏ.
Trong 20 năm qua, cuộc sống của Nghiêm Ngọc Thúy đã gắn liền với quán cà phê trong căn biệt thự theo phong cách Pháp cùng những khách hàng thân thuộc. Cô và khách ruột của mình không quá lo ngại về sự xuất hiện của "người khổng lồ Mỹ" Starbucks sẽ làm thay đổi phong cách hưởng thụ hương cà phê truyền thống của họ. Starbucks công bố sẽ mở quán cà phê đầu tiên tại Việt Nam vào đầu tháng tới tại thành phố Hồ Chí Minh, là một phần của chiến lược mở rộng trên toàn châu Á và kế hoạch mở thêm các cửa hàng mới trên khắp Việt Nam.
Tuy nhiên, so với các thị trường châu Á khác mà Starbucks đã gần đây đã thâm nhập, công ty có trụ sở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Mỹ sẽ phải đối mặt với một vấn đề nan giải tại Việt Nam. Đây là nơi ngự trị của văn hóa cà phê Pháp, sự thống lĩnh thị trường của hai hãng cà phê nội địa và sự hiện diện của các quán cà phê vỉa hè được ưa chuộng ở khắp mọi nơi. Ngọc Thúy cho biết giá cả của quán rất phải chăng và dành cho đa số người Việt Nam có thu nhập trung bình với chất lượng vẫn đảm bảo. Cô cho rằng những loại cà phê đắt tiền chỉ rằng cho những người rủng rỉnh và con em của thương gia, tài phiệt. Cà phê Việt Nam, được làm từ hạt cà phê robusta, chứa đựng hương vị caffeine mạnh và đậm đặc hơn so với cà phê phong cách châu Âu. Đây là loại cà phê có hương vị đắng, thường được pha cùng với sữa đặc có đường, và được khách du lịch trên thế giới ưa chuộng được. Đặng Lê Nguyên Vũ cùng tập đoàn Trung Nguyên sở hữu 55 quán cà phê tại Việt Nam, cho biết ông hoan nghênh Starbucks và không xem "người bạn mới từ nước Mỹ" như một mối đe dọa. "Tôi có thể tưởng tượng ra viễn cảnh Starbucks mở hàng trăm quán cà phê trên khắp Việt Nam trong 10 năm tới", ông Vũ nói. "Nhưng người dân ở một nước có GDP bình quân đầu người thấp và có truyền thống hưởng thụ cà phê khác biệt sẽ thực sự chấp nhận Starbucks?"
Một góc cà phê vỉa hè trên phố Triệu Việt Vương, Hà Nội
Một góc cà phê vỉa hè trên phố Triệu Việt Vương, Hà Nội
Không giống như Trung Quốc, nơi trà - thức uống có chứa cafêin là sự lựa chọn tiên quyết, Việt Nam thừa hưởng một nền văn hóa cà phê từ nước Pháp vào thế kỷ 19. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Theo chính phủ, sản xuất 1,73 triệu tấn cà phê năm ngoái,với giá trị xuất khẩu là $ 3,7 tỷ USD. Starbucks đã vận hành hơn 3.300 cửa hàng tại 11 quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và việc gia nhập vào thị trường Việt Nam đánh dấu nỗ lực mới nhất trong chiến dịch thu hút tầng lớp trung lưu mới nổi ở châu Á, bất chấp nền kinh tế Mỹ đang trì trệ. Jinlong Wang, chủ tịch của Starbucks khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết công ty có kế hoạch mở rộng trên khắp Việt Nam theo tôn vinh di sản văn hóa thưởng thức cà phê của con người Việt Nam. "Chúng tôi mong muốn phát triển cùng ngành công nghiệp cà phê Việt Nam vốn đã sôi động và mang đến tác động tích cực trong cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động", ông Jinlong Wang trả lời hãng thông tấn AP. Ông Anthony Emms, ban quản lý đối tác của công ty tư vấn chiến lược Stanton Emms tại Singapore, tư vấn về các công ty thực phẩm và nước giải khát quốc tế trênthị trường Châu Á cho rằng thương hiệu hạng sang của Starbucks sẽ thu hút các lớp trung lưu đang phát triển tiếng Việt, nhận định: "Tôi không tin rằng có một rào cản lớn cho Starbucks ở Việt Nam. Starbucks không thực sự là cà phê, mà là dịch vụ thực phẩm."
Cà phê - di sản văn hóa của người Việt
Cà phê - di sản văn hóa của người Việt
Theo Anthony Emms, Starbucks sẽ có nguy cơ bị xa lánh bởi một số khách hàng tiềm năng nếu hãng này đưa gồm cà phê phin Việt Nam vào thực đơn của mình. "Giả sử khách hàng là người ông đưa con cháu đến cửa hàng của Starbucks, vị khách hàng lớn tuổi sẽ không muốn uống cà phê macchiato và cà phê latte". Nghiêm Ngọc Thúy, trong khi đó, vẫn còn chăm chút cho những tách cà phê với giá 75 cent, nhiều sữa đặc và thơm lừng. Gia đình Thúy đã kinh doanh kể từ cuối những năm 1980 và trở thành "quán cà phê đường phố" quen thuộc của nhiều thực khách từ những chiếc xe sang trọng, nhà hàng sushi và cửa hàng quần áo cao cấp. Một khách hàng thường xuyên, nhân viên bán hàng điện tử Đỗ Thanh Tùng, cho biết anh mong muốn thử nghiệm cà phê Starbucks có thực sự khác với cà phê Việt Nam mà anh đã được uống kể từ khi anh được 10 tuổi. Nhưng anh từ chối trở thành khách ruột của Starbucks bởi anh uống từ năm đến sáu tách cà phê mỗi ngày nên không thể biến thói quen và sở thích của mình trở nên quá đắt đỏ.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo VietQ