Phát hiện nhiều chiêu "biến hóa" thực phẩm bẩn tuần qua

07/01/2013 07:01
P.L
(GDVN) - Từ mực, cá khô "ướp" thuốc trừ sâu đến ổi ngậm hóa chất, công nghệ biến thịt lợn thành thịt bò... cho thấy, công nghệ chế biến thực phẩm bẩn ngày càng xuất hiện nhiều "chiêu trò" tinh vi và độc hại hơn.
1. Phát hiện hóa chất diệt ruồi, muỗi trong cá nục Trước những thông tin phản ánh về nhiều loại hải sản như: mực, cá khô tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa sử dụng chất có chứa trong thuốc trừ sâu, hóa chất… gây xôn xao dư luận, ngày 27/12 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo việc kiểm tra các mẫu hải sản trong đó phát hiện có sử dụng chất có tác động vị độc và hàm lượng lưu huỳnh quá cao.
Người dân huyện Tĩnh Gia đang phơi cá với hóa chất diệt côn trùng.
Người dân huyện Tĩnh Gia đang phơi cá với hóa chất diệt côn trùng.
Theo đó, kết quả gửi mẫu đi kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh cấm (Chloramphenicol, Bifenthrin, Trichlorfon, Histamine, Lưu huỳnh) đã phát hiện: 1 mẫu cá nục hấp phơi khô có dư lượng Trichlorfon 1264,3 µ/kg (Trichlorfon là hóa chất có tác động vị độc, khả năng thấm sâu. Loại hóa chất này diệt được nhiều loại côn trùng nhai gặm và liếm hút. Được dùng trong y tế để trừ ruồi). Ngoài ra, còn phát hiện chất lưu huỳnh (diêm sinh) trong sản phẩm cá khô và mực khô hàm lượng 1,26 –1115mg/kg. Đặc biệt là hàm lượng này quá cao trong sản phẩm mực khô, không phát hiện chất Bifenthrin trong sản phẩm thủy sản kiểm tra.2. Hạt dưa ngậm hóa chất gây ung thư Thông tin từ báo TPO đưa tin, những ngày cận tết, mỗi ngày cơ sở Th. T. của bà H. ở xã Trường Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh cho ra lò khoảng 6 tấn hạt dưa các loại. Số hạt dưa này, theo bà H., được đưa lên tập kết ở Sài Gòn sau đó bỏ mối cho các đại lý ở khu vực miền Tây và hệ thống bán lẻ ở các chợ, siêu thị.
Cảnh chế biến hạt dưa pha phẩm màu công nghiệp và nhớt thải tại các cơ sở ở TPHCM và Tây Ninh. Ảnh: Lê Nguyễn.
Cảnh chế biến hạt dưa pha phẩm màu công nghiệp và nhớt thải tại các cơ sở ở TPHCM và Tây Ninh. Ảnh: Lê Nguyễn.
Tại cơ sở hạt dưa của bà H. ở khu sân rộng hơn 100m2 trước nhà, hơn 20 tấn hạt dưa tươi đã được tập kết. Theo lời bà H., hạt dưa nhập từ Trung Quốc thông qua đầu mối là một doanh nghiệp ở Lạng Sơn. Để cho ra lò loại hạt dưa sạch bóng và bắt mắt, hàng tấn hạt dưa tươi này được công nhân đưa vào bể chứa nước lạnh và xút, một loại hóa chất dùng trong ngành công nghiệp dệt nhuộm, xà phòng. “Hạt dưa tươi còn dính đất và các chất bẩn, vì vậy để làm sạch chúng phải được tẩy trắng”, bà H. nói. Ở một góc trong nhà máy chế biến, là hàng loạt phẩm màu, chất tẩy công nghiệp và dầu loại thải… tất cả chuẩn bị sẵn sàng cho công đoạn chế biến. Trao đổi với phóng viên, TS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học cho biết, xút (NaOH) là chất rắn màu trắng dùng trong tẩy trắng, dùng làm xà bông và xử lý nước thải trước khi cho ra môi trường… Theo TS Thảo tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc mà tính độc hại của xút tác động nhiều hay ít. 3. Ổi ngâm hóa chất lừa khách du lịch tại Đà Lạt Theo khảo sát của phóng viên báo VTC, loại ổi này vốn là ổi thường loại to, được cạo vỏ rồi ngâm một loạt dung dịch hóa chất tổng hợp gồm thuốc màu, thuốc tạo hương vị… để tạo ra một màu sắc mới với tên gọi “ổi đào tiên” hoặc “ổi lê” và được bán với giá gấp đôi hoặc gấp 3 giá ổi thường.
Khi bổ đôi, ngoài lớp vỏ khác thường còn bên trong giống quả ổi.
Khi bổ đôi, ngoài lớp vỏ khác thường còn bên trong giống quả ổi.
Lúc mới mua loại ổi này có màu xanh 'lạ mắt' và có mùi vị ngọt khá đặc biệt. Sau một ngày, những quả ổi nhanh chóng rỉ nước và bốc mùi hóa chất, gây buồn nôn. Nếu ngâm ổi vào nước một thời gian, nước chuyển sang màu xanh nhạt và có mùi khó chịu.  Theo người dân địa phương, dù bị cấm một số tiểu thương vẫn cố tình “bán chui” tại chợ Đà Lạt hoặc quanh hồ Hồ Xuân Hương để lừa khách du lịch cả tin. Nhiều người biết cũng không dám lên tiếng cảnh báo khách du lịch hay báo các cơ quan quản lý vì “sợ bị trả thù”. 4. Rượu vang làm từ... "đường cấm" Trên báo An ninh thủ đô đưa tin, trưa ngày 4/1, Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội, phối hợp với lực lượng QLTT kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATVSTP tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Mai - chuyên sản xuất nước ngọt, rượu các loại (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Cảnh sát phát hiện đường Cyclamate (loại đường không nằm trong danh mục các chất phụ gia dùng trong thực phẩm, gây hại đến sức khỏe người sử dụng).
Cảnh sát phát hiện đường Cyclamate (loại đường không nằm trong danh mục các chất phụ gia dùng trong thực phẩm, gây hại đến sức khỏe người sử dụng).
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ một lượng lớn nguyên liệu sản xuất nước ngọt, rượu không rõ nguồn gốc (chất tạo mùi, màu). Đáng chú ý, cảnh sát phát hiện đường Cyclamate (loại đường không nằm trong danh mục các chất phụ gia dùng trong thực phẩm, gây hại đến sức khỏe người sử dụng).  Làm việc với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Hữu Mạnh (SN 1977), giám đốc công ty thừa nhận, sử dụng "đường cấm" này để sản xuất nước ngọt; cồn công nghiệp để sản xuất rượu. Tại khu vực sản xuất, đóng chai nước ngọt lực lượng chức năng phát hiện một lượng lớn nước cốt cam đã được pha chế. Chỉ cần một lượng nhỏ nước cốt, hòa với nước giếng khoan lọc qua loa sẽ ra một sản phẩm mẫu mã bắt mắt, được chào bán với giá từ 1.100 đồng - 5.000 đồng/chai. 5. Công nghệ biến thịt lợn thành thịt bò Trên báo VietQ đưa tin, sáng ngày 30/12/2012, chị Huế Nguyễn mua gần 2 kg bắp bò tại khu vực chợ cổng trường Đại học Nông nghiệp I (Gia Lâm, Hà Nội) về làm lẩu với giá 220.000 đồng/kg.
Dùng một lượng nhỏ bột maltol có thể hô biến thịt lợn thành thịt bò dễ dàng.
Dùng một lượng nhỏ bột maltol có thể hô biến thịt lợn thành thịt bò dễ dàng.
Chỉ tới khi mang thịt về nhà rửa để chuẩn bị chế biến, chị mới phát hiện, 2kg thịt bò mà mình mua không phải là thịt bò thật. Theo các tiểu thương bán thịt bò lâu năm ở chợ, nếu là thịt bò, nhất là bắp bò, thớ phải dài và không ngắn như thịt lợn. Vì bò thịt khan hàng, giá cao nên người bán thường gian lận bằng cách chọn mua thịt lợn sề, lợn già, bì dầy để “hô biến” thành thịt bò, bán giá cao. Ngoài việc dùng bột hoa hiên, người bán thịt bò còn thường dùng chất phụ gia có tên gọi maltol – một chất tạo mầu có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đối với một số loại thực phẩm. Theo người bán, chỉ cần 0.05% - 0.1% so với lượng sản phẩm, hóa chất này đã có thể triệt tiêu được những mùi khó chịu đặc trưng của thịt lợn. Nếu kết hợp với chất tạo mùi như bột hương vị bò, nước tinh chất bò thì sẽ giúp duy trì hương lâu dài của sản phẩm.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
P.L