Sau Tết, từ thịt cá đến bát bún riêu... đội giá gấp đôi

28/01/2012 06:47
Hân Ni (Tổng hợp)
(GDVN) - Sau Tết, vàng mã đắt gấp đôi so với ngày thường, hoa đội giá thêm 10.000-20.000 đồng/bó, thực phẩm tươi sống cũng mặc sức được người bán hét giá...
Theo tục lệ, cứ mùng 3 Tết, nhiều gia đình lại làm cơm cúng tiễn các cụ về thế giới bên kia. Nhiều người đã đốt hàng chồng vàng mã như giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi tiền cùng quần áo, giày dép, nhà cửa, xe..., thậm chí có người còn gửi người hầu, tỳ thiếp... có giá trị hàng trăm nghìn đồng cho người cõi âm. (Ảnh: VNE)
Theo tục lệ, cứ mùng 3 Tết, nhiều gia đình lại làm cơm cúng tiễn các cụ về thế giới bên kia. Nhiều người đã đốt hàng chồng vàng mã như giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi tiền cùng quần áo, giày dép, nhà cửa, xe..., thậm chí có người còn gửi người hầu, tỳ thiếp... có giá trị hàng trăm nghìn đồng cho người cõi âm. (Ảnh: VNE)
Tại phố Hàng Mã, nắm bắt nhu cầu của người dân mua đồ lễ, đồ vàng mã được bày bán khá phong phú, muôn hình vạn trạng từ nhà lầu xe hơi, xe máy cho đến…xe đạp điện, từ điện thoại bàn cho đến iPhone. Theo ghi nhận chung, giá cả vàng mã đắt gấp đôi so với ngày thường (Ảnh: Petrotimes).
Tại phố Hàng Mã, nắm bắt nhu cầu của người dân mua đồ lễ, đồ vàng mã được bày bán khá phong phú, muôn hình vạn trạng từ nhà lầu xe hơi, xe máy cho đến…xe đạp điện, từ điện thoại bàn cho đến iPhone. Theo ghi nhận chung, giá cả vàng mã đắt gấp đôi so với ngày thường (Ảnh: Petrotimes).

Từ sáng mùng 2 Tết, các chợ lẻ và một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, sức mua chủ yếu tập trung chủ yếu vào nhóm hàng tươi sống, rau củ quả, nước ngọt, bia... do nhiều gia đình tổ chức ăn tiệc, họp mặt đầu năm...
Từ sáng mùng 2 Tết, các chợ lẻ và một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, sức mua chủ yếu tập trung chủ yếu vào nhóm hàng tươi sống, rau củ quả, nước ngọt, bia... do nhiều gia đình tổ chức ăn tiệc, họp mặt đầu năm...
Mặc dù nhiều tiểu thương còn nghỉ Tết, lượng hàng về chợ giảm, tuy nhiên, theo ghi nhận của nhóm phóng viên vov, sức mua tại các chợ có tăng nhẹ, đặc biệt là ở những mặt hàng thịt gà, tôm, cá thác lác, rau củ quả...
Mặc dù nhiều tiểu thương còn nghỉ Tết, lượng hàng về chợ giảm, tuy nhiên, theo ghi nhận của nhóm phóng viên vov, sức mua tại các chợ có tăng nhẹ, đặc biệt là ở những mặt hàng thịt gà, tôm, cá thác lác, rau củ quả...
Giá cả cũng tăng tương đối cao, nếu ngày thường thịt lợn dao động từ 100.000 -120.000 đồng/kg thì trong ngày mùng 2 Tết tăng trung bình từ 150.000 - 80.000 đồng/kg. Giá gà thả vườn 150.000-170.000 đồng/kg, tăng 20-30 nghìn đồng/kg so với trước Tết.
Giá cả cũng tăng tương đối cao, nếu ngày thường thịt lợn dao động từ 100.000 -120.000 đồng/kg thì trong ngày mùng 2 Tết tăng trung bình từ 150.000 - 80.000 đồng/kg. Giá gà thả vườn 150.000-170.000 đồng/kg, tăng 20-30 nghìn đồng/kg so với trước Tết.
Do nhu cầu nấu tiệc đãi khách đầu năm... giá các loại cá, tôm giữ mức cao tương đương những ngày cận Tết như tôm sú loại lớn 320.000 đồng/kg, cá thác lác 220.000 đồng – 250.000 đồng/kg.
Do nhu cầu nấu tiệc đãi khách đầu năm... giá các loại cá, tôm giữ mức cao tương đương những ngày cận Tết như tôm sú loại lớn 320.000 đồng/kg, cá thác lác 220.000 đồng – 250.000 đồng/kg.
Giá cả các loại rau xanh cũng được đẩy lên cao hơn ngày thường 5 - 10 nghìn đồng/kg như rau muống có giá 9.000-10.000 đồng/mớ; rau cải 12.000-13.000 đồng/kg...
Giá cả các loại rau xanh cũng được đẩy lên cao hơn ngày thường 5 - 10 nghìn đồng/kg như rau muống có giá 9.000-10.000 đồng/mớ; rau cải 12.000-13.000 đồng/kg...
Nguyên nhân giá rau xanh và thực phẩm tăng mạnh những ngày sau Tết là do thời tiết rét đậm rét hại nên hạn chế sự tăng trưởng và phát triển của rau cùng với các chi phí đầu vào chăn nuôi tăng cao. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng những loại mặt hàng này của người dân sau Tết cũng tăng mạnh.
Nguyên nhân giá rau xanh và thực phẩm tăng mạnh những ngày sau Tết là do thời tiết rét đậm rét hại nên hạn chế sự tăng trưởng và phát triển của rau cùng với các chi phí đầu vào chăn nuôi tăng cao. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng những loại mặt hàng này của người dân sau Tết cũng tăng mạnh.
Thêm vào đó, các chủ hàng cũng được ngày “buôn may, bán đắt” thỏa sức hét giá “trên trời”, có lẽ vào dịp Tết nên khách mua hầu như không mấy ai trả giá.
Thêm vào đó, các chủ hàng cũng được ngày “buôn may, bán đắt” thỏa sức hét giá “trên trời”, có lẽ vào dịp Tết nên khách mua hầu như không mấy ai trả giá.
Bên cạnh mặt hàng vàng mã, thị trường hoa tươi những ngày sau Tết cũng trở nên đắt khách hơn bao giờ hết. Đầu năm mới, ai cũng muốn có những bình hoa mới để cắm trên bàn thờ và phòng khách vừa mang tính tâm linh vừa trang hoàng cho nhà cửa thêm đẹp đẽ, tươi mới. Vì vậy, giá cả các loại hoa cũng đắt hơn so với ngày thường. (Ảnh: VOV)
Bên cạnh mặt hàng vàng mã, thị trường hoa tươi những ngày sau Tết cũng trở nên đắt khách hơn bao giờ hết. Đầu năm mới, ai cũng muốn có những bình hoa mới để cắm trên bàn thờ và phòng khách vừa mang tính tâm linh vừa trang hoàng cho nhà cửa thêm đẹp đẽ, tươi mới. Vì vậy, giá cả các loại hoa cũng đắt hơn so với ngày thường. (Ảnh: VOV)
Một bó lay ơn trước Tết có giá khoảng 100.000 đồng/bó (5 cành), giờ tăng lên 120 – 140.000 đồng/bó. Hoa cúc ngày thường 2.000 đồng/bông, sau Tết tăng lên khoảng 3.000 đồng/bông…
Một bó lay ơn trước Tết có giá khoảng 100.000 đồng/bó (5 cành), giờ tăng lên 120 – 140.000 đồng/bó. Hoa cúc ngày thường 2.000 đồng/bông, sau Tết tăng lên khoảng 3.000 đồng/bông…
Những ngày đầu năm, người dân nô nức đi chùa chiền cầu may, cầu lộc cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Ở đâu cũng vậy, ngay từ ngoài cổng chùa đã thấy cảnh người đi lễ tấp nập. Dịch vụ viết sớ trở nên đắt khách khi nhiều người ngồi xếp hàng chờ đến lượt viết sớ cầu may. (Ảnh: Thainguyen)
Những ngày đầu năm, người dân nô nức đi chùa chiền cầu may, cầu lộc cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Ở đâu cũng vậy, ngay từ ngoài cổng chùa đã thấy cảnh người đi lễ tấp nập. Dịch vụ viết sớ trở nên đắt khách khi nhiều người ngồi xếp hàng chờ đến lượt viết sớ cầu may. (Ảnh: Thainguyen)
Các dịch vụ “ăn theo” ngày Tết như trông giữ xe, rửa xe, bún riêu bún ốc vỉa hè... được dịp tăng giá vô tội vạ để "chặt chém" khách du Xuân. Không ít quán ăn vỉa hè ở phố Huế, Hàm Long, Lê Văn Hưu, Khu Kim Liên, ngõ Cấm Chỉ... (Hà Nội) đều tăng giá bán cao hơn 2 lần so với ngày thường, thậm chí còn có nơi còn hơn.
Các dịch vụ “ăn theo” ngày Tết như trông giữ xe, rửa xe, bún riêu bún ốc vỉa hè... được dịp tăng giá vô tội vạ để "chặt chém" khách du Xuân. Không ít quán ăn vỉa hè ở phố Huế, Hàm Long, Lê Văn Hưu, Khu Kim Liên, ngõ Cấm Chỉ... (Hà Nội) đều tăng giá bán cao hơn 2 lần so với ngày thường, thậm chí còn có nơi còn hơn.
Nhiều người đi lễ chùa, hoặc vào các điểm tham quan đông người đã không khỏi phải bất bình khi một số điểm trông giữ xe tư nhân (tự phát) đã thu tiền giữ xe máy quá cao (trung bình là 20.000 đồng/xe, thậm chí lên tới 30.000 đồng/xe máy). Không chỉ ở các điểm trông xe tự phát mà ngay tại các điểm giữ xe ở ngoài cửa Văn Miếu-Quốc Tử Giám người ta cũng ngang nhiên thu 20.000 đồng/xe máy. (Ảnh minh họa)
Nhiều người đi lễ chùa, hoặc vào các điểm tham quan đông người đã không khỏi phải bất bình khi một số điểm trông giữ xe tư nhân (tự phát) đã thu tiền giữ xe máy quá cao (trung bình là 20.000 đồng/xe, thậm chí lên tới 30.000 đồng/xe máy). Không chỉ ở các điểm trông xe tự phát mà ngay tại các điểm giữ xe ở ngoài cửa Văn Miếu-Quốc Tử Giám người ta cũng ngang nhiên thu 20.000 đồng/xe máy. (Ảnh minh họa)
Hân Ni (Tổng hợp)