Starbucks: Hãy để cho cà phê sữa đá được yên

19/01/2013 13:04
Calvin Godfrey/Bài đăng trên báo VIETWEEK (Thanh N
Người dân ở TP.Hồ Chí Minh phấn khích như điên khi Starbucks sắp xuất hiện mà tôi không thể bảo họ không nên vội mừng như thế.
Việc đầu tiên khi tôi đến Việt Nam sau khi đặt túi đồ xuống là đặt mình xuống vỉa hè để uống cà phê. Tôi còn nhớ cái chân ghế của tôi kêu cót két khi đung đưa trên cái ghế nhựa trong cái nóng chiều gay gắt.Tôi thả hồn tận hưởng không khí với cái ấm nước kim loại nhỏ nhắn đầy những trà miễn phí và chiếc thìa xinh xắn làm từ thiếc, trước khi nhấp một ngụm của thứ đồ uống như thể một loại sữa socola cất mát lạnh. Tôi uống hết sạch trong vòng vẻn vẹn chưa đầy một phút và ngồi đó khá lâu, ngắm nhìn thành phố trôi qua trên những chiếc xe gắn máy. Tôi có cảm giác như mình cuối cùng cũng đã trốn thoát khỏi nước Mỹ. Nhưng nước Mỹ không bao giờ để cho bạn trốn chạy lâu. Không lâu nữa, rất không lâu nữa, Starbucks sẽ mở tiệm cà phê đầu tiên của nó tại đây, ở thành phố Hồ Chí Minh, với các kế hoạch bành trướng khắp cả đất nước này. Nó sẽ là kẻ thù cuối cùng trong cuộc chiến trường kỳ của Việt Nam để giành lấy thức uống của chính mình.
Tại sao ai đó lại phải đến quán Starbucks?
Tại sao ai đó lại phải đến quán Starbucks?
Người Pháp thoạt tiên mang cà phê đến đây khi họ biến những vùng núi đồi bao la của đất nước thành những khu đồn điền trồng trọt. Người làm công của họ, những nô lệ thực sự, đầu tiên làm ra trà từ lá cây. Tuy nhiên, vào 1888, chính quyền đô hộ thực dân Pháp hay tin rằng mỗi một góc phố Sài Gòn đều có một người phụ nữ bán cà phê sữa đá – được làm ra từ những thứ rác bỏ đi của chế độ thực dân (sữa đặc, bộ phin rẻ tiền) và tạo ra một thứ gì đó tuyệt diệu. Kể từ ngày đó, đã có thêm nhiều thứ rác rưởi. Việt Nam hiện là nơi hiện diện một dải ngân hà của những chuỗi cửa hàng tầm thường của Tây Phương (The Coffee Bean & Tea Leaf, Gloria Jean’s, Angel in US). Những người duy nhất uống thứ nước rửa chén này mà tôi biết là nhân viên Lãnh sự quán Mỹ. Phần còn lại của thành phố là một mớ hỗn mang, phần lớn được cung cấp bởi Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của công ty cà phê Trung Nguyên, người ăn vận như một nhà tu hành và hiếm khi chụp hình mà không kèm theo điếu cigar. Ông Vũ nổi danh là người từng dám (có ý định) bỏ ngang trường đại học y khoa để khởi sự một công ty rang xay và bỏ mối nhỏ xíu của gia đình tại Buôn Ma Thuột. Ông Vũ, cũng như nhiều người khác, đã hưởng lợi lớn khi Việt Nam nhảy vọt trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil – một quốc gia rộng gấp 26 lần – trong suốt giai đoạn bùng nổ kinh tế vào thập niên 90. Hôm nay, tài sản ước tính của ông nằm đâu đó trên dưới 100 triệu Mỹ kim. Trong hàng năm trời, ông đi cùng con đường hiểm trở với Starbucks, không biết bao lần tuyên bố sẽ cạnh tranh trực tiếp và đánh bật tấm bia đá toàn cầu. “Họ không bán cà phê. Họ bán nước có mùi cà phê pha với đường”, ông nói với Reuters. Khi cung hiến xây dựng Trung Nguyên trở thành một thương hiệu kiểu Starbucks với hệ thống cửa hàng và sản phẩm của riêng mình, ông Vũ lột trần và làm bẽ mặt Starbucks rằng những tuyên bố về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của họ thuần tuý chỉ là đánh bóng thương hiệu. “Họ không trồng cà phê, đúng không? Còn chúng tôi thì có”. Phát ngôn của ông Vũ khó mà đánh giá đúng sai. Cứ cho là ông thành công trên thị trường cà phê toàn cầu, chưa rõ là ông sẽ cải thiện đời sống người nông dân như thế nào. Vẫn còn đó biết bao việc phải làm. Một bản báo cáo chung của các nhà nghiên cứu đến từ Columbia và Việt Nam cho LHQ năm 2010 tiết lộ rằng số lượng hợp đồng cho nông dân ở nước này là hiếm hoi, tình trạng sử dụng lao động trẻ em là “rõ ràng” cũng như tình trạng nông dân thường xuyên làm việc mà không có đồ bảo hộ lao động, thậm chí là không có ủng bảo hộ. Một trong những nhà nghiên cứu, một giáo sư thuộc ĐH Ngoại thương, cho hay rằng Trung Nguyên đã làm rất nhiều việc cho nông dân Việt Nam – công ty đã thu mua cà phê của các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo, lắp đặt hệ thống tưới tiêu từ Israel và phân bón từ Na Uy cho họ. Nhưng khi được hỏi công ty này đã có những hành động cụ thể gì trong việc thu mua cà phê của nông dân với giá công bằng, thì bà do dự. “Tôi không biết”, bà viết và bổ sung rằng việc cạnh tranh với Starbucks có thể là tốt. Giáo sư Maria Alexjandra Gonzalez-Perez cho hay mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng, bản thân mối quan hệ mật thiết giữa người trồng, người chế biến và người tiêu dùng giúp cải thiện đời sống người nông dân, bà cho rằng việc thâm nhập thị trường của một công ty đa quốc gia cũng có thể khiến các công ty trong nước như Trung Nguyên “gia tăng trách nhiệm xã hội, kinh tế và môi trường và nỗ lực nhiều hơn nữa để được thừa nhận trên thị trường nội địa như một công ty đáng tin cậy với việc nâng cao đời sống người nông dân và nhà sản xuất trong các vùng trồng cà phê của Việt Nam”. Giáo sư Gonzalez-Perez, người giảng dạy ở ĐH EAFIT tại Medelin Colombia, khuyến nghị thêm nên có “một chiến dịch mang tính chất dân tộc, nó sẽ giúp ích cho cà phê Việt Nam”. Ông Vũ thì đã đi trước cả ba về điều này. “Nếu bạn yêu nước, hãy uống Trung Nguyên”, ông nói mới đây trên Facebook – phát ngôn đã làm dấy lên một làn sóng khen chê lẫn lộn. Nhưng ông hoàn toàn không phải là người “quăng bom”, “chém gió”. Tháng trước, Tạp chí Cà phê Toàn cầu đã đăng tải toàn văn bài Bảy sáng kiến trọng yếu cho ngành cà phê toàn cầu của ông Vũ, trong đó sáng kiến thứ ba là, thiết lập một lực lượng cà phê. “Không thể để cho các thương hiệu cà phê từ Châu Âu và Mỹ mãi là lực lượng độc quyền thống trị thị trường, mà phải là thương hiệu của các quốc gia trồng cà phê”, ông viết. “Chỉ khi nào có sự phong phú về thương hiệu toàn cầu thì chúng ta mới có một văn hoá cà phê toàn cầu thực thụ”. Trong khi đó, Starbucks chỉ là hứa hẹn, một cách công khai, rằng “sẽ tôn trọng văn hoá cà phê Việt Nam”. Khi tôi gửi đến họ một email hỏi rằng điều đó là cái quái gì, thì không ai trả lời. Nhưng cũng liên quan đến vấn đề này, họ hứa rằng họ sẽ thu mua cà phê nhân và bán các sản phẩm theo gu khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam. Ông Vũ có cái lý của mình... về phạm trù văn hoá, chứ không phải là về phạm trù rùa-rồng. Starbucks làm mưa làm gió ở Mỹ đến nỗi mà người ta cảm giác rằng cửa hàng của nó như là một chốn công cộng – một nơi để đi tắm, đọc email hay ngồi suy tính mua món hàng gì đó. Chúng đã phổ biến mọi hang cùng ngõ hẻm đến mức cà phê đã trở thành chuyện phụ dù bạn thích hay không. Ở Sài Gòn, có cà phê cho mọi tâm trạng và mọi vấn đề tinh thần. Tôi có thể có mọi thứ tôi muốn ở đây, từ quán cà phê to, lãng mạn như Café au lait L’usine nơi êm đềm ru tôi đến những nơi có ly robusta nhỏ xíu nhưng siêu mạnh khiến tôi cảm giác như mình có thể chạy xuyên qua tường như Vy Café. Người dân ở đây phấn khích như điên khi Starbucks sắp xuất hiện mà tôi không thể bảo họ không nên vội mừng như thế. Tuy nhiên, những công ty lớn như Starbucks và Trung Nguyên đang được định hướng và kích xúc bởi công tác thương hiệu – điều sẽ biến cà phê thành một sản phẩm nhận diện duy nhất và đồng nhất giống hệt nhau ở tất cả mọi nơi mà bạn uống. Đó là điều mà không ai nên phấn khích. Hãy cùng hy vọng rằng tôi và bạn sẽ không phải thức dậy trong một buổi sáng nào đó trong một thành phố nơi mà cà phê là một thứ gì đó mà bạn hối tiếc vì đã mua bởi bạn phải tắm trong nhà tắm của ai đó, chứ không phải ở nhà mình./
                                                              Calvin Godfrey/Bài đăng trên báo VIETWEEK (Thanh Niên)
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Calvin Godfrey/Bài đăng trên báo VIETWEEK (Thanh N