Mandzukic tỏa sáng với 3 bàn: Một phong cách rất... ‘du kích’

15/06/2012 07:21
Vespa
(GDVN) - Phiên âm tiếng Việt tên của Mandzukic (ĐT Croatia) dường như cũng gợi nên phong cách ghi bàn của chân sút này.
Với pha dứt điểm tung nóc lưới thủ thành Buffontrận hòa 1-1 ngoan cường của ĐT Croatia vừa qua, Mandzukic đã vươn lên sánh ngang hàng cùng Dzagoev (ĐT Nga) và Mario Gomez (ĐT Đức) ở cuộc đua giành danh hiệu Vua phá lưới EURO 2012 với cùng 3 bàn. Nhưng so với Gomez và Dzagoev, có lẽ Mandzukic vẫn hiệu quả hơn cả, khi anh chỉ cần 4 cú sút đã có 3 bàn. Hiệu suất lên đến 75%. Thậm chí ở trận thắng Croatia 3-1, chân sút 26 tuổi này còn đạt tỷ lệ 100% khi dứt điểm 2 ăn 2. Vì thế mà có thể nói rằng, Mario Mandzukic có lối tấn công như một chiến sĩ ‘du kích’. Nghĩa là im bặt suốt trận đấu, cầm bóng cũng rất ít, hầu như không tham gia vào những đợt lên bóng mà chỉ chực sẵn ở trên ghi bàn.
Mandzukic là hình ảnh tiêu biểu cho lối đá phục kích sẵn khu cấm địa
Mandzukic là hình ảnh tiêu biểu cho lối đá phục kích sẵn khu cấm địa
Nhớ đến những chiến sĩ du kích, cách đánh phục kích, gây bất ngờ, chớp nhoáng và rút lui nhanh được thực hiện một cách thuần thục thì với Mandzukic, ở một khía cạnh nào đó, người ta cũng có thể nhận ra tinh thần ấy. Anh luôn là bất ngờ với hàng thủ Croatia và Italia khi cả trận hầu như chỉ đi bộ trên sân, song Mandzukic lại rất biết cách xuất hiện chớp nhoáng để kết liễu đối phương trong những tình huống không ngờ nhất. Thống kê trong 2 trận vừa qua không những chỉ ra rằng, Mandzukic sở hữu hiệu suất làm bàn cao nhất giải (75%), mà còn chứng tỏ anh là tiền đạo thích đứng một chỗ để ghi bàn (Mandzukic chỉ chạm bóng 18 lần trận hòa Italia 1-1 vừa qua), đây chẳng khác nào cách đánh phục kích.
So với những Gomez hay Dzagoev thì Mandzukic sút ít nhất, ít tham gia vào những đợt lên bóng nhất. Gomez hai trận đầu tung ra 6 cú sút và ăn bàn 3 lần, Dzagoev cũng là 6, nghĩa là hiệu suất của cả hai chỉ là 50%. Nhưng hai cái tên này hoạt động nhiệt tình hơn Mandzukic rất nhiều, người ta thường xuyên thấy Gomez và đặc biệt là Dzagoev, người hoạt động như một tiền vệ, lùi về lấy bóng. Đó chính là sự chuẩn xác, hiệu quả trong cách đánh phục kích. Còn sự chớp nhoáng nằm ở chỗ, Mandzukic chỉ mất 4 lần chạm bóng để có 3 lần làm lưới rung (hai pha đánh đầu trận thắng Ireland 3-1 và một pha đỡ bóng trước khi tung ra cú sút cực mạnh trận hòa Italia). Với Gomez là 5 và Dzagoev cũng là 5. Không cầu kỳ, cũng chẳng tốn nhiều sức, có thể nói Mandzukic hễ chạm bóng là ghi bàn. Sự ‘du kích’ của Mandzukic hội tụ đủ những yếu tố như bất ngờ, hiệu quả, chớp nhoáng. Anh cũng biết cách ‘rút lui nhanh’ khi sau mỗi lần lập công, Mandzukic lại hoàn toàn mất hút trong hàng thủ đối phương. Với một tiền đạo thì người ta chẳng cần quan tâm anh chơi như thế nào, nhiệt tình ra sao, miễn là anh có bàn thắng. Và dường như Mandzukic, với lối đá ‘du kích’, đang cho thấy sự sắc bén ấy.
BẤM XEM ẢNH ĐẸP EURO 2012
BẤM XEM MỸ NỮ VÀ EURO
Điểm nóng
Lịch thi đấu/Bảng xếp hạng EURO 2012
Bên lề EURO 2012
Lịch sử các VCK EURO
Tường thuật các trận đấu
Điểm binh 16 đội tuyển dự EURO 2012
EURO xấu xí
Vòng loại EURO 2012
Dự đoán tỷ số trúng thưởng
Bạn đọc bình luận
Vespa