11 loại quả "ngon mắt" bị cảnh báo chứa vô số hóa chất độc hại

19/09/2012 11:08
Minh Hoàng (TH)
(GDVN) - Thời gian gần đây các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương liên tục phát hiện các loại hoa quả sử dụng vượt mức chất bảo quản và hóa chất. Dưới đây là một số loại quả đã được các cơ quan phát hiện và cảnh báo người tiêu dùng nên lưu ý khi mua và sử dụng.
1. Nho Trung Quốc: Cục Bảo vệ thực vật xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nho Trung Quốc nhập khẩu qua cửa Lào Cai vượt mức cho phép 3-5 lần. Loại trái cây này đang bán tràn lan ở Việt Nam và nhất là đồng bằng Cửu Long dưới nhãn nho Mỹ.
1. Nho Trung Quốc: Cục Bảo vệ thực vật xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nho Trung Quốc nhập khẩu qua cửa Lào Cai vượt mức cho phép 3-5 lần. Loại trái cây này đang bán tràn lan ở Việt Nam và nhất là đồng bằng Cửu Long dưới nhãn nho Mỹ.
Nho được nhập từ Trung Quốc trong những thùng xốp qua cửa khẩu Lào Cai chở vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP HCM) trước khi đổ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Nho được bày bán ngoài nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng, các cơ quan chức năng nghi ngờ do hóa chất bảo quản.
Nho được nhập từ Trung Quốc trong những thùng xốp qua cửa khẩu Lào Cai chở vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP HCM) trước khi đổ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Nho được bày bán ngoài nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng, các cơ quan chức năng nghi ngờ do hóa chất bảo quản.
2. Xoài: Cơ quan chức năng cũng cảnh báo người tiêu dùng cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
2. Xoài: Cơ quan chức năng cũng cảnh báo người tiêu dùng cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
3. Đào Trung Quốc: Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
3. Đào Trung Quốc: Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
4. Mận tươi: Ngày 17/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn họp công bố những loại thực phẩm nhiễm hóa chất, ảnh hưởng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số những thực phẩm được công bố trong danh sách thì mận tươi nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
4. Mận tươi: Ngày 17/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn họp công bố những loại thực phẩm nhiễm hóa chất, ảnh hưởng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số những thực phẩm được công bố trong danh sách thì mận tươi nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
5. Lựu: Cùng chung danh sách với mận lựu được nhập khẩu từ Trung Quốc cũng được bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn liệt vào trong danh sách các loại thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
5. Lựu: Cùng chung danh sách với mận lựu được nhập khẩu từ Trung Quốc cũng được bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn liệt vào trong danh sách các loại thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
6. Nhãn: Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
6. Nhãn: Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
7. Táo Trung Quốc: Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.

7. Táo Trung Quốc: Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.

Tuy nhiên, ngày 11/6 vừa qua, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, thương hiệu táo nổi tiếng ở đất Yên Đài tỉnh Sơn Đông sử dụng túi tẩm thuốc sâu để bọc táo từ nhỏ cho tới lúc chín. Thông tin trên khiến người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen).
Tuy nhiên, ngày 11/6 vừa qua, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, thương hiệu táo nổi tiếng ở đất Yên Đài tỉnh Sơn Đông  sử dụng túi tẩm thuốc sâu để bọc táo từ nhỏ cho tới lúc chín. Thông tin trên khiến người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen).
8. Lê: Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra lê bị ngâm tẩm nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra quả lê hương vị không tự nhiên, có mùi hắc của hóa chất.
8. Lê: Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra lê bị ngâm tẩm nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra quả lê hương vị không tự nhiên, có mùi hắc của hóa chất.
9. Dưa hấu: Cơ quan chức năng cũng cảnh báo, người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.

9. Dưa hấu: Cơ quan chức năng cũng cảnh báo, người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.

10. Chuối: Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Chuối bị ép chín bằng hóa chất dễ nhận ra nhất là quả chuối vàng ươm nhưng cuống vẫn tươi xanh. Khi ăn, thịt chuối không thơm và rất dễ bị nẫu.
10. Chuối: Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Chuối bị ép chín bằng hóa chất dễ nhận ra nhất là quả chuối vàng ươm nhưng cuống vẫn tươi xanh. Khi ăn, thịt chuối không thơm và rất dễ bị nẫu.
11. Chôm chôm: Chôm chôm cũng là một loại trái cây thường xuyên bị sử dụng hóa chất để ép chin và giữ được độ tươi lâu hơn.
11. Chôm chôm: Chôm chôm cũng là một loại trái cây thường xuyên bị sử dụng hóa chất để ép chin và giữ được độ tươi lâu hơn.
Minh Hoàng (TH)