Ôn thi ĐH môn Địa: Lựa chọn và cách thể hiện biểu đồ cột thích hợp

26/03/2012 15:15
Nguyễn Văn Phiên
(GDVN) - Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các dạng biểu đồ khác nhau trong lĩnh vực địa lí tự nhiên và cách thể hiện cũng khá đa dạng.
Trong học tập thi cử, các em cần phân loại và lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp với yêu cầu câu hỏi đặt ra.

Bài đầu tiên các em theo dõi cách thức lựa chọn và vẽ dạng biểu đồ cột. (Cột đơn-nhóm và cột chồng).

Lưu ý lựa chọn biểu đồ cột thích hợp:

- Khi yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. 

+   Nên chọn Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau); 

+ Khi yêu cầu thể hiện đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc biệt)

+  Khi yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể. 

Các dạng biểu đồ cột chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng).

- Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”.

Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây công nghiệp...

- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn. 

- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng 

- Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện.

Cách vẽ: Đối với các biểu đồ: Hình cột 

- Trục giá trị (Y) thường là trục đứng: Phải có mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. Phải có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị. Phải ghi danh số ở đầu cột hay dọc theo cột (ví dụ: tấn, triệu, % ,..). Phải ghi rõ gốc tọa độ, có trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác (0), 

- Trục định loại (X) thường là trục ngang: Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi.v.v.). Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các mốc thời gian (năm). Đối với các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên trục ngang (X) tương ứng với các mốc thời gian. 

- Riêng đối với các biểu đồ hình cột, điều này không có tính chất bắt buộc, nhưng vẫn có thể chia khoảng cách đúng với bảng số liệu để ta dễ dàng quan sát được cả hai mặt qui mô và động thái phát triển. 

- Phải ghi các số liệu lên đầu cột (đối với các biểu đồ cột đơn). Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của một vài cột (lớn nhất) và các cột còn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại. Như vậy, các cột có giá trị lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián đoạn, như vậy biểu đồ

Sau đây là ví dụ tham khảo:

Diện tích rừng của nước ta bị cháy, bị chặt phá trong những năm: hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét.

Diện tích tính ha/Năm

2002

2003

2004

2005

2006

Bị cháy

1145.9

5510.6

4787.0

6829.3

2386.7

Bị chặt phá

2542.5

2040.9

2254.0

3347.3

3124.5

Nguyễn Văn Phiên