Tuyển sinh 2012: PR trở thành ngành "hot" trong mấy năm trở lại đây

16/02/2012 06:00
Hồ Sỹ Anh
(GDVN) - Mấy năm trở lại đây, ngành PR thu hút một lượng lớn hồ sơ thi tuyển. Tuy nhiên, PR là ngành gì thì có lẽ nhiều người mới chỉ nghe nói chứ chưa hiểu rõ.
Cả nước hiện nay có ba trường được cấp phép đào tạo ngành PR (Quan hệ công chúng) là Học viện Báo chí và tuyên truyền, trường ĐH Hòa Bình và trường ĐH Văn Lang.

PR được giới trẻ coi là ngành “hot”

PR được viết tắt bởi từ Public Relations (Quan hệ công chúng) là việc thực hiện dòng chảy của thông tin giữa một tổ chức và công chúng của nó, tạo dựng mọi mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và nhiều nhóm công chúng khác nhau, trong đó có: nhà đầu tư, đối tác, đối thủ,….

Theo thống kê của các chuyên gia PR thì chiếm tới 70% công việc của người làm PR liên quan đến báo chí, và các công việc khác như tổ chức sự kiện, lập kế hoạch,…
Khoa PR và quảng cáo của HV Báo chí và tuyên truyền thành lập năm 2006 nhưng khóa tuyển sinh nào cũng chiếm tỉ lệ hồ sơ lớn. Vì vậy mà điểm chuẩn đầu vào của ngành cao nhất nhì, so với các khoa lâu năm khác trong trường. Năm 2006, để vào được ngành PR, HV Báo chí và tuyên truyền thí sinh phải đạt 20,5 điểm trở lên, năm 2008 thì khối C là 21.5, khối D1 là 20, năm 2011, khối. 
Còn khoa PR của trường ĐH Hòa Bình và ĐH Văn Lang cũng luôn tuyển vượt chỉ tiêu vì số lượng thí sinh xét tuyển quá lớn.
Giới trẻ coi PR là “ngành hái quả khế vàng”. Theo thống kê của khoa Quan hệ công chúng và tuyên truyền – ĐH Hòa Bình, thu nhập trung bình của một người làm PR tại Việt Nam từ 12 – 15 triệu đồng một tháng. 

Cơ hội việc làm lớn sau khi tốt nghiệp

PR được xếp vào nhóm ngành kinh tế, nhưng sau khi tốt nghiệp, người được đào tạo PR có thể làm việc tại nhiều nơi thuộc khối ngành nhân văn.
Cơ hội làm việc tại các báo đài trên cả nước, tại các viện nghiên cứu, tham gia giảng dạy tại các trung tâm, các trường CĐ, ĐH. Ngoài ra, người học PR có thể làm việc tại các tập đoàn lớn, nhỏ trong cả nước, bằng các hoạt động như tổ chức sự kiện, thong tin nội bộ, tham vấn chiến lược quảng cáo, marketing,…

Vì “hot” nên ngành cũng có nhiều thách thức lớn.

Người hoạt động ở lĩnh vực PR, phải được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Trước tiên, phải viết được, tức phải biết viết báo, bản tin, kịch bản, các giấy tờ hành chính,… vì vậy người làm PR phải được học tất cả các lĩnh vực liên quan đến báo chí.
Muốn thành công và bước tiếp trên con đường PR, người hoạt động PR phải là người thành thạo tiếng Anh. Bởi đây là một nghành mới mẻ ở Việt Nam nên nguồn tài liệu về ngành PR chưa được phổ biến như nhiều ngành khác. Vì vậy người học và người làm PR phải biết tiếng Anh để tham khảo nhiều tài liệu từ nước ngoài.
Phải là người luôn biết tạo dựng mối quan hệ tốt. Thầy Trần Quang Huy – Phó khoa Quảng cáo và Quan hệ công chúng - Học viện Báo chí và tuyên truyền cũng khẳng định: “Một doanh nghiệp thà nhận cô nhân viên tuy có ngoại hình không khá nhưng biết cách cười và nói chuyện, còn hơn nhận một cô nhân viên có trình độ, ngoại hình nhưng lại không biết cười với mọi người”. Bởi PR là gì? PR là quan hệ công chúng, vì vậy mọi mối quan hệ phải biết xây dựng trên nền tảng tốt đẹp.
Phải thành thạo các kỹ thuật về truyền thông như: vi tính, chụp ảnh, quay phim, chỉnh sửa ảnh, biết sử dụng các phần mềm tạo dựng hình ảnh, âm thanh,… để dễ dàng truyền đạt thông tin mình muốn nói đến công chúng.
Người học và làm PR là người phải luôn có ý tưởng. Ý tưởng ở đây, phải là ý tưởng mới.

Theo TS Nguyễn Trọng Nhân – Phó khoa PR ĐH Hòa Bình “Ý tưởng rất quan trọng trong lĩnh vực PR, bạn phải biết lên ý tưởng thế nào để một chương trình của bạn mới lạ và hấp dẫn, thì lúc đó bạn mới lôi kéo được công chúng”.
Ngoài ra, ngành PR còn đòi hỏi người hoạt động ở lĩnh vực này về bề ngoài như: ăn mặc, cách bố trí sự kiện,… vì theo Th.s Nguyễn Diệu Linh – chuyên viên PR thì: “Người làm PR thì cái gì cũng phải đẹp vì cái đẹp ảnh hưởng lớn đến công chúng và đối tác”.

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi các trường ĐH

Olympic tiếng Anh Hà Nội

Hiệu trưởng nghỉ hưu vẫn phải làm việc

Kinh nghiệm dạy con của các GS nổi tiếng

Thành công từ... trường đời

Bạo lực học đường

Sửa đoạn kết Tấm Cám

Bài văn xúc động về đồng tiền của trò Ams

Rơi nước mắt cuộc sống học sinh vùng cao

SV Ngoại thương: Lương 1.000 USD, không làm?

Các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập ở miền Bắc

KTX tốt nhất Hà Nội

Tuyển sinh 2012:

Đổi mới Giáo dục


Hồ Sỹ Anh