Nhật ký Pả Vi:

Bé 6 tuổi ở Hà Nội cũng trăn trở về trẻ vùng cao

11/01/2012 06:00
Kim Ngân
(GDVN) - Trẻ em Pả Vi vẫn đi học trong cái tiết trời lạnh giá chỉ với một chiếc áo mỏng, ăn những bữa mèn mén nhạt thếch không thịt cá ấy từ thuở lọt lòng.

Độc giả ĐàoThu Trang đã cho cháu 6 tuổi xem những bức ảnh về học sinh vùng cao Pả Vi, Mèo Vạc, Hà Giang chịu rét chỉ bằng chiếc áo trắng mỏng manh với đôi chân không tất nứt nẻ và món ăn mèn mén (ngô trộn) của các bạn từ thuở lọt lòng, khiến Chít – con bé mới chỉ 6 tuổi thắc mắc: “Cái này sao ăn được chị ơi? Không có thịt, cũng không có cá!”; Sao các bạn Pả Vi chỉ mặc mỗi áo trắng? Các bạn ấy không lạnh à?”…

Khi đọc những dòng tâm sự của Thu Trang kể về hành động của đứa cháu của mình, tôi thấy chạnh lòng, suy nghĩ vì đến một đứa trẻ mới 6 tuổi ở Hà Nội ồn ào, xa hoa này cũng thấy xót xa, thương, sống ngăn nắp và tiết kiệm cho các bạn trên đó khi xem những hình ảnh về trẻ Pả Vi.

Một hướng dẫn viên du lịch, dân phượt đã đã đến Hà Giang, đã từng chứng kiến những hình ảnh về sự nghèo đói, cơ cực của trẻ em vùng cao, nhưng cũng đắng lòng: “Tôi biết phía sau những nụ cười ấy là sự chịu đựng phi thường trước cái khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên, khiến những người miền xuôi chúng tôi không khỏi suy ngẫm và khâm phục…”

Báo GDVN xin trích đoạn trải lòng trong blog của độc giả Đào Thu Trang và độc giả Phạm Thanh Tùng sau chuyến đi Pả Vi vừa qua.

Cái này để dành cho các bạn Pả Vi

Từ ngày được xem những bức ảnh về trẻ em Pả Vi, con bé Chít nhà tôi thay đổi hẳn. Nó đã biết xếp ngăn nắp những quyển sách cũ vốn vẫn vứt ngổn ngang khắp nhà. Nó cũng thôi nhõng nhẽo vì bị ép ăn cơm. Lúc nào nó cũng chộn rộn cất cái này, xếp cái kia. Hôm rồi, nó đi sang hàng xóm xin được một vỏ hộp mì tôm. Trước ánh mắt ngỡ ngàng của người lớn trong nhà, nó bỏ tất cả đống đồ tích cóp được ấy vào hộp, luôn miệng: “Cái này để dành cho các bạn Pả Vi!”. Trong suy nghĩ ngây thơ của nó, Pả Vi là nơi nào xa xôi lắm, nghèo khó lắm, và nó chưa từng biết rằng trên đời này lại có những nơi mà những đứa trẻ trạc tuổi nó phải một sống cuộc sống khổ cực đến như vậy. 
Tay các bạn ấy sao lại thế?. Những ngày nó co ro trong chiếc áo ấm, nũng nịu không chịu đi học vì lạnh, nó lại tròn mắt hỏi: Sao các bạn Pả Vi chỉ mặc mỗi áo trắng? Các bạn ấy không lạnh à? (ảnh Nam Phong)
Tay các bạn ấy sao lại thế?. Những ngày nó co ro trong chiếc áo ấm, nũng nịu không chịu đi học vì lạnh, nó lại tròn mắt hỏi: Sao các bạn Pả Vi chỉ mặc mỗi áo trắng? Các bạn ấy không lạnh à? (ảnh Nam Phong)
Nó nhòm vào bức ảnh, thốt lên: “Cái bạn kia chân còn chưa chạm tới đất!”. Ngón tay bé xíu của nó trỏ vào một cậu bé học lớp 2 trường lẻ Mã Pì Lèng, đang ngồi chơi vơi trên chiếc ghế băng dài, chân cậu thậm chí còn chưa chạm tới đất nhưng vẫn khoanh tay rất ngoan.

Rồi nó lại giơ bàn tay mũm mĩm, trắng ngần của nó ra để so với bàn tay sưng húp, đen đúa, phù lên vì lạnh của các bạn Pả Vi và hỏi: “Tay các bạn ấy sao lại thế?”.

Những ngày nó co ro trong chiếc áo ấm, nũng nịu không chịu đi học vì lạnh, nó lại tròn mắt hỏi: “Sao các bạn Pả Vi chỉ mặc mỗi áo trắng? Các bạn ấy không lạnh à?”.

Khi xem đến ảnh chụp nồi mèn mén, bữa ăn thường ngày của người Hà Giang, con bé Chít lại một lần nữa lắc đầu lè lưỡi: “Cái này sao ăn được chị ơi? Không có thịt, cũng không có cá!”.
Hằng ngày, nó hỏi tôi rất nhiều câu hỏi. Nào là bầu trời tại sao lại xanh? Nước biển tại sao lại mặn? Nhưng câu hỏi về những bức ảnh kia sao lại khó trả lời đến thế? Và mỗi lần cái giọng trong trẻo của nó cất lên thắc mắc, tôi lại thấy đắng lòng. Trẻ em Pả Vi hằng ngày vẫn đi học trong cái tiết trời lạnh giá ấy chỉ với một chiếc áo mỏng vậy thôi, các em vẫn ăn những bữa mèn mén nhạt thếch không thịt cá ấy từ thuở lọt lòng.
Độc giả Đào Thu Trang (người ngoài cùng bên phải) luôn trăn trở trẻ Pả Vi không có áo ấm để mặc, dép để đi và liệu cái Tết năm nay của các em có ấm hơn, no hơn những Tết trước?(ảnh Giàng A Cối)
Độc giả Đào Thu Trang (người ngoài cùng bên phải) luôn trăn trở trẻ Pả Vi không có áo ấm để mặc, dép để đi và liệu cái Tết năm nay của các em có ấm hơn, no hơn những Tết trước?(ảnh Giàng A Cối)

Con bé cứ hỏi tôi: “Tại sao lại thế?” – Tôi nói: “Vì các bạn ấy nghèo” – “Tại sao các bạn ấy nghèo?” – “Vì… các bạn ấy ở vùng núi”.

Ngôi sao giảng đường

Người thành phố có

Người thành phố có "trụ" được trong ngôi nhà này 1 mùa đông?

Những ánh mắt của trẻ Pả Vi ám ảnh tôi trong suốt chuyến đi

Những ánh mắt của trẻ Pả Vi ám ảnh tôi trong suốt chuyến đi

Làm sao trẻ em vùng cao có thể chống chọi được cái rét này?

Làm sao trẻ em vùng cao có thể chống chọi được cái rét này?

Video lửa trại xóa màn đêm lạnh giá cao nguyên đá Mèo Vạc

Video lửa trại xóa màn đêm lạnh giá cao nguyên đá Mèo Vạc

Nói rồi tôi lại tự thấy xót xa bởi chính câu trả lời của mình, còn con bé Chít thì chẳng hề thỏa mãn, đôi mắt nó vẫn nhìn tôi đầy hoài nghi. Nhưng nó đã thôi không hỏi nữa, nó lại xăm xắn đi nhặt nhạnh đồ của nó, cái gì nó cũng gói ghém thật cẩn thận rồi trỏ vào cái vỏ hộp mì tôm: “Để cho các bạn Pả Vi ăn Tết nhé!”. Tết đến rồi đấy! Pả Vi ơi, cái Tết của các em năm nay liệu có ấm hơn, no hơn những Tết trước???

“Phía sau những nụ cười ấy là sự chịu đựng phi thường trước cái khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên”

"Cũng đã khá nhiều ngày sau chuyến đi Hà Giang cùng đoàn từ thiện của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, nhưng có lẽ những điều còn đọng lại trong tôi về những đứa trẻ, về những người dân nơi mảnh đất địa đầu Tổ Quốc vẫn mới nguyên như ngày hôm qua.

Trước tiên phải nói rằng, Hà Giang luôn có một sức hút kỳ lạ đối với tôi, tôi biết đến Hà Giang lần đầu tiên có lẽ xuất phát từ khát khao muốn chinh phục “1 đỉnh và 4 cực của Việt Nam” và miền núi đá Hà Giang chính là đại diện cho điểm địa đầu cực Bắc của Tổ Quốc. Rồi qua những bài phóng sự, ký sự về “Cuộc trường chinh vào trong lòng đá” của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, đã càng làm tăng thêm sự khát khao thôi thúc phải đến mảnh đất Hà Giang của tôi.

Lần đầu tiên lên Hà Giang của tôi là vào năm 2010, khi tôi và 1 người bạn với 6 ngày “lang thang” trên mảnh đất này, cho chúng tôi biết thế nào là một cao nguyên đá hùng vĩ, sừng sững, biết thế nào là những phiên chợ vùng cao đầy màu sắc, những thắng cố, mèn mén, rượu ngô say lòng người, và cũng cho tôi biết thế nào là một mảnh đất đầy khắc nghiệt đối với con người, những ngôi nhà lụp xụp, những người dân khắc khổ, những đứa trẻ nhem nhuốc…

Rồi qua 1 người bạn học, tôi có cơ hội quay trở lại Hà Giang lần thứ hai, lần này là cùng đoàn từ thiện mang những chiếc áo ấm, những thùng mỳ tôm, những món quà nhỏ … của những “người dưới miền xuôi” đến cho những đứa trẻ ở xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trong những ngày đông cuối năm. 
"Tôi biết phía sau những nụ cười ấy là sự chịu đựng phi thường trước cái khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên, khiến những người miền xuôi chúng tôi không khỏi suy ngẫm và khâm phục" (ảnh Đào Trang)
"Tôi biết phía sau những nụ cười ấy là sự chịu đựng phi thường trước cái khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên, khiến những người miền xuôi chúng tôi không khỏi suy ngẫm và khâm phục" (ảnh Đào Trang)

Ấn tượng nhớ nhất của tôi đó là nụ cười của những em học sinh trường tiểu học Pả Vi, tôi vẫn nhớ 2 hàng học sinh đứng giữa cái lạnh giá của những ngày đầu đông, chúng chào đón chúng tôi, bằng những tràng vỗ tay không dứt cùng nụ cười tươi tắn trên những đôi môi nứt nẻ vì khô hanh, đứa nào đứa nấy quần áo mỏng manh, chân đất, đứa may mắn thì có đôi dép để đi, và hầu như không có đứa nào đi tất, chân tay chúng thâm tím vì lạnh giá.

Tôi lại nhìn thấy những nụ cười như thế nữa tại điểm trường lẻ ở đèo Mã Pì Lèng, học sinh ở đây dường như còn khó khăn hơn, chúng co ro trong những manh áo ko đủ ấm, đôi chân trần trên nền đất lạnh lẽo, chúng líu lo hát những bài hát bằng thứ tiếng Kinh ngọng ngịu nhưng hết sức hồn nhiên. Tôi biết phía sau những nụ cười ấy là sự chịu đựng phi thường trước cái khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên, khiến những người miền xuôi chúng tôi không khỏi suy ngẫm và khâm phục. Được mang cho chúng những manh áo ấm phần nào khiến chúng tôi thấy lòng mình ấm lại phần nào.
Pả Vi thời tiết sẽ giá rét hơn gấp bội, tôi quẩn quanh bởi những câu hỏi liệu những đứa trẻ có chịu được cái giá rét ấy không?
Pả Vi thời tiết sẽ giá rét hơn gấp bội, tôi quẩn quanh bởi những câu hỏi liệu những đứa trẻ có chịu được cái giá rét ấy không?

Những ngày này, miền Bắc đang liên tiếp gánh chịu những đợt không khí lạnh buốt của mùa đông, chắc chắn rằng trên Pả Vi thời tiết sẽ giá rét hơn gấp bội, tôi quẩn quanh bởi những câu hỏi liệu những đứa trẻ có chịu được cái giá rét ấy không, chúng có phải nghỉ học, những chiếc áo chúng tôi mang lên có giúp chúng chống chọi lại qua mùa đông này và nhiều mùa đông tiếp theo. Vì lẽ đó, tôi mơ cho riêng mình những chuyến đi Hà Giang lần thứ ba, thứ tư…

Có thể bạn quan tâm

Nhật ký Pả Vi

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Hồ sơ HS Lớp học Hy vọng

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Chân dung GV tình nguyện Lớp học Hy vọng

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

Bữa cơm có thịt

Kim Ngân