Chia tay liên kết vì trường không cần thứ dạy ngoại ngữ "chết cứng" cho học trò

20/01/2017 06:19
QUỐC TOẢN - TRINH PHÚC
(GDVN) - Phụ huynh, giáo viên phản ứng quyết liệt về cách dạy, học khi liên kết với Trung tâm DynEd. Nhưng tại sao Sở vẫn giữ chương trình này?

Trường chấm dứt liên kết với DynEd vì phản ứng của phụ huynh 

Sau khi những hình ảnh học sinh trường THCS Gia Thụy, Long Biên chơi game khi học tiếng Anh DynEd được đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, tòa soạn đã nhận được rất nhiều thông tin phản hồi của phụ huynh cũng như độc giả về việc dạy và học liên kết ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục này.

Hầu hết những phản hồi của độc giả gửi tới tòa soạn đều tỏ ra hết sức bức xúc trước việc dạy, học liên kết kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” nói trên.

Trong khi chất lượng của việc dạy, học liên kết ngoại ngữ vẫn chưa có thước đo để đánh giá, thì hằng tháng, phụ huynh vẫn è cổ đóng tiền học phí cho trung tâm, mà không biết rằng, họ nộp tiền để con em mình.... chơi game.

Thậm chí nhiều phụ huynh còn đề nghị loại bỏ hoàn toàn chương trình/phần mềm tiếng Anh do Trung tâm DynEd cung cấp, ra khỏi hệ thống liên kết ngoại ngữ tại Việt Nam.

Nhiều phụ huynh phản ứng khi nhìn thấy con em mình chơi game trong giờ học liên kết ngoại ngữ (ảnh: Quốc Toản.
Nhiều phụ huynh phản ứng khi nhìn thấy con em mình chơi game trong giờ học liên kết ngoại ngữ (ảnh: Quốc Toản.

Khảo sát thực tế cho thấy, một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phải chấm dứt hợp đồng liên kết ngoại ngữ với Trung tâm DynEd sau một thời gian ngắn hợp tác, vì cách dạy, học chưa phù hợp với học sinh.

Cô Đồng Thị Quyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, đơn vị chấm dứt hợp đồng với Trung tâm DynEd vì không nhận được sự đồng tình của phụ huynh.

"Trước đây, nhà trường liên kết với 3 Trung tâm ngoại ngữ gồm: Apollo, DynEd, Phonics.

Tuy nhiên, sau sau khi được bổ nhiệm giữ cương vị Hiệu

Chia tay liên kết vì trường không cần thứ dạy ngoại ngữ "chết cứng" cho học trò ảnh 2

"Trời ơi! Tôi không muốn tin đây là sự thật"

trưởng nhà trường, tôi đã quyết định chấm dứt hợp tác với Trung tâm DynEd, vì nhiều phụ huynh không ủng hộ cách dạy, học này.

Cụ thể, với phần mềm của chương trình DynEd, học sinh chủ yếu tương tác trên máy tính thông qua tai nghe và bộ phận micro gắn trên tai nghe.

Khi các em nói vào micro (bộ phận gắn trên tai nghe), phát vào trong máy, hệ thống phần mềm do Trung tâm DynEd cài đặt sẵn trong máy tính sẽ tự chấm điểm.

Khoảng 70% học sinh sẽ tương tác trên máy tính, còn lại, việc nghe, nói đều được máy chấm điểm.

Giáo viên (Trung tâm DynEd thuê và trả lương cho giáo viên nhà trường) chỉ là người hướng dẫn và tư vấn, giúp đỡ cho học sinh học thao tác trên máy tính chứ không phải là người truyền đạt trực tiếp. 

Do đó, việc tương tác trực tiếp giữa người nước ngoài và học sinh gặp rất nhiều hạn chế, khó phát huy được khả năng nghe, nói của học sinh", cô Quyên nói.
 
Hiệu trưởng trường Tiểu học Long Biên cũng chỉ ra những hạn chế của thiết bị bổ trợ (máy tính) trong quá trình dạy học liên kết ngoại ngữ.

"Nếu nhà trường liên kết với Trung tâm DynEd thì sẽ được đơn vị trang bị máy tính.

Nhưng không hiểu tại sao, phòng máy và các thiết bị khác chỉ sử dụng được một thời gian rất ngắn thì hỏng rất nhiều?

Việc sửa chữa này mất khá nhiều thời gian và gây gián đoạn tới việc liên kết dạy, học, chất lượng liên kết ngoại ngữ", cô Quyên cho biết.

"Chúng tôi không cần những thứ chết cứng"


Ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ cho rằng, sẽ rất khó nâng cao chất lượng dạy và học liên kết nếu học sinh không được tương tác trực tiếp với người nước ngoài.

"Cái tôi cần là cần người dạy để tạo môi trường học

Chia tay liên kết vì trường không cần thứ dạy ngoại ngữ "chết cứng" cho học trò ảnh 3

Hiệu trưởng trường Trần Phú thiếu trung thực thì dạy được ai?

ngoại ngữ sống động, tạo phản xạ ngoại ngữ cho học sinh, giúp các em nghe, nói tốt, chứ chúng tôi không cần thứ (máy tính) chết cứng ấy.

Thực tế, khi học phần mềm DynEd, họ (giáo viên) chỉ là người hướng dẫn, trong khi học sinh thì cắm mặt vào máy chứ họ có dạy mấy đâu.

Chúng ta cứ thử nghĩ, một học trò giờ nói chuyện với người lớn họ đã ngại rồi, thì chắc chắn, giao tiếp với người nước ngoài các em sẽ còn ngại nữa.

Nhưng nếu học sinh được học bằng cách giao tiếp, đối thoại trực tiếp thì sẽ trở nên dạn dĩ hơn.

Còn nếu nói với máy tính thì rất khó đạt được mục đích trong việc liên kết ngoại ngữ", ông Vũ thẳng thắn.

Cần phải nói thêm rằng, sau loạt bài liên kết ngoại ngữ, phóng viên đã nhiều lần liên lạc với các cơ quan có liên quan để làm rõ những băn khoăn nói trên của phụ huynh và giáo viên, nhưng không nhận được phản hồi.

Sự im lặng khó hiểu này khiến cho nhiều người nghi ngờ có sự bao che, thậm chí có chuyện "xôi chè" của cơ quan quản lý.

Riêng với Trung tâm tiếng Anh DynEd, phóng viên nhiều lần liên hệ, đặt lịch làm việc nhưng không được chấp thuận.

QUỐC TOẢN - TRINH PHÚC