Chiêm ngưỡng sản phẩm của đồng bào Cơ Tu giữa lòng Đà Nẵng

29/03/2016 12:50
THÙY LINH
(GDVN) -Một số hình ảnh, hiện vật giới thiệu về văn hóa ẩm thực, trang phục, lễ hội, sinh hoạt đời thường của đồng bào dân tộc Cơ Tu khiến du khách và người dân đắm say
Sáng 29/3, nhân kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2016), Bảo tàng Đà Nẵng đã tổ chức chương trình giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ tu ở Đà Nẵng và Quảng Nam đến với du khách và người dân thành phố.
Sáng 29/3,  nhân kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2016), Bảo tàng Đà Nẵng đã tổ chức chương trình giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ tu ở Đà Nẵng và Quảng Nam đến với du khách và người dân thành phố.
Chương trình có những nội dung chính như: Trưng bày một số hình ảnh, hiện vật giới thiệu về văn hóa ẩm thực, trang phục, lễ hội, sinh hoạt đời thường của đồng bào dân tộc Cơ Tu với chủ đề: “Văn hóa dân tộc Cơ tu – Nơi lưu giữ bản sắc cộng đồng”...
Chương trình có những nội dung chính như: Trưng bày một số hình ảnh, hiện vật giới thiệu về văn hóa ẩm thực, trang phục, lễ hội, sinh hoạt đời thường của đồng bào dân tộc Cơ Tu với chủ đề: “Văn hóa dân tộc Cơ tu – Nơi lưu giữ bản sắc cộng đồng”...
...giới thiệu và trình diễn các nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng và Quảng Nam như: nghề dệt thổ cẩm, nghề đan mây tre và nghề điêu khắc gỗ do 06 nghệ nhân đến từ xã Tà Lu và xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam; giới thiệu sản phẩm rượu cần Phú Túc của xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Tp.Đà Nẵng.
...giới thiệu và trình diễn các nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng và Quảng Nam như: nghề dệt thổ cẩm, nghề đan mây tre và nghề điêu khắc gỗ do 06 nghệ nhân đến từ xã Tà Lu và xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam; giới thiệu sản phẩm rượu cần Phú Túc của xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Tp.Đà Nẵng.
Đặc biệt, trong chương trình khai mạc có sự tham gia của Đội múa Cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng...
Đặc biệt, trong chương trình khai mạc có sự tham gia của Đội múa Cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng...
Đồng bào dân tộc Cơ tu là một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Cơ tu sinh sống tập trung ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng, một số ít sinh sống ở vùng Tây Trường Sơn thuộc nước bạn Lào. Xét về địa bàn cư trú, người Cơ tu chia thành hai nhóm: Nhóm người Cơ tu ở vùng cao và người Cơ tu sinh sống ở vùng thấp. Đồng bào Cơ tu ở thành phố Đà Nẵng hiện nay thuộc nhóm Cơ tu vùng thấp, sinh sống tại hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
Đồng bào dân tộc Cơ tu là một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Cơ tu sinh sống tập trung ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng, một số ít sinh sống ở vùng Tây Trường Sơn thuộc nước bạn Lào. Xét về địa bàn cư trú, người Cơ tu chia thành hai nhóm: Nhóm người Cơ tu ở vùng cao và người Cơ tu sinh sống ở vùng thấp. Đồng bào Cơ tu ở thành phố Đà Nẵng hiện nay thuộc nhóm Cơ tu vùng thấp, sinh sống tại hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. 
Cộng đồng người Cơ tu đã sáng tạo và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của dân tộc mình về mặt trang phục, âm nhạc, lễ hội, phong tục tập quán. Những nét văn hóa ấy đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam.
Cộng đồng người Cơ tu đã sáng tạo và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của dân tộc mình về mặt trang phục, âm nhạc, lễ hội, phong tục tập quán. Những nét văn hóa ấy đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam.
Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Cơ tu đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những nghề thủ công truyền thống độc đáo của dân tộc mình, trưng bày giới thiệu 03 nghề thủ công tiêu biểu của đồng bào Cơ tu: nghề dệt, nghề đan mây tre và nghề điêu khắc gỗ.
Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Cơ tu đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những nghề thủ công truyền thống độc đáo của dân tộc mình, trưng bày giới thiệu 03 nghề thủ công tiêu biểu của đồng bào Cơ tu: nghề dệt, nghề đan mây tre và nghề điêu khắc gỗ.
Trang phục truyền thống là một nét văn hóa độc đáo của đồng bào Cơ tu. Nét nổi bật trong trang phục của người Cơ tu là hoa văn trang trí được dệt trực tiếp bằng hạt cườm với nhiều loại khác nhau: cườm nhựa, cườm chì, cườm mã não...
Trang phục truyền thống là một nét văn hóa độc đáo của đồng bào Cơ tu. Nét nổi bật trong trang phục của người Cơ tu là hoa văn trang trí được dệt trực tiếp bằng hạt cườm với nhiều loại khác nhau: cườm nhựa, cườm chì, cườm mã não...
Giới trẻ Đà Nẵng háo hức khi thấy nhiều sản phẩm văn hoá của đồng bào Cơ Tu tại buổi giới thiệu.
Giới trẻ Đà Nẵng háo hức khi thấy nhiều sản phẩm văn hoá của đồng bào Cơ Tu tại buổi giới thiệu.
Nhiều bạn trẻ ghi lại hình ảnh bằng điện thoại làm kỷ niệm...
Nhiều bạn trẻ ghi lại hình ảnh bằng điện thoại làm kỷ niệm...
Phần trưng bày giới thiệu về trang phục truyền thống của đàn ông và phụ nữ Cơ tu cũng như kỹ thuật dệt vải, hoa văn trang trí trên trang phục của người Cơ tu. Đi kèm với trang phục là đồ trang sức bằng chất liệu như: răng nanh heo, bạc, cườm nhựa, mã não...
Phần trưng bày giới thiệu về trang phục truyền thống của đàn ông và phụ nữ Cơ tu cũng như kỹ thuật dệt vải, hoa văn trang trí trên trang phục của người Cơ tu. Đi kèm với trang phục là đồ trang sức bằng chất liệu như: răng nanh heo, bạc, cườm nhựa, mã não...  
Cô gái Cơ Tu bên sản phẩm của đồng bào dân tộc mình.
Cô gái Cơ Tu bên sản phẩm của đồng bào dân tộc mình.
Một nghệ nhân bên những hũ rượu cần...
Một nghệ nhân bên những hũ rượu cần...
...và "say" trong tiếng nhạc độc đáo của dân tộc mình.
...và "say" trong tiếng nhạc độc đáo của dân tộc mình.
THÙY LINH