Chính phủ tạo điều kiện cho người yếu thế có việc làm

27/11/2013 15:18
Hồng Anh (Tổng hợp)
(GDVN) - Hiện có 4 nhóm người yếu thế đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận việc làm và vốn vay. Nguyên nhân do sức khỏe, không có khả năng chi trả, không có việc làm và thu nhập ổn định,...
Theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH tại 7 tỉnh, thành phố với hơn 1.500 người dân thuộc 4 nhóm đối tượng yếu thế bao gồm: Người nhiễm HIV/AIDS, sau cai nghiện ma túy, đang điều trị methadone và mại dâm cho thấy, tỉ lệ được vay vốn hiện nay của các nhóm đối tượng này khoảng 17%, trong khi nhu cầu vay vốn lên tới 85,5%.

Hiện đã có rất nhiều người làm đơn xin vay vốn để đầu tư vào kinh doanh, buôn bán nhỏ nhưng không được duyệt bởi các lý do nêu trên. Ngoài ra, họ rất cần sự hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm buôn bán, kinh doanh cũng như được hướng dẫn trong quá trình sử dụng vốn vay.

Theo ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH thì các nhóm đối tượng yếu thế đang rất khó khăn trong việc tiếp cận việc làm và các nguồn vốn vay. Do vậy, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong việc tạo điều kiện để họ được tiếp cận các nguồn vốn và việc làm để họ có thể tự nuôi sống bản thân.

Tại 7 tỉnh, thành phố với hơn 1.500 người dân thuộc 4 nhóm đối tượng yếu thế bao gồm: Người nhiễm HIV/AIDS, sau cai nghiện ma túy, đang điều trị methadone và mại dâm cho thấy, tỉ lệ được vay vốn hiện nay của các nhóm đối tượng này khoảng 17%, trong khi nhu cầu vay vốn lên tới 85,5%.
Tại 7 tỉnh, thành phố với hơn 1.500 người dân thuộc 4 nhóm đối tượng yếu thế bao gồm: Người nhiễm HIV/AIDS, sau cai nghiện ma túy, đang điều trị methadone và mại dâm cho thấy, tỉ lệ được vay vốn hiện nay của các nhóm đối tượng này khoảng 17%, trong khi nhu cầu vay vốn lên tới 85,5%.

Trước mắt cần giải quyết các vấn đề tương quan để các nhóm đối tượng này tiếp cận vì đây là một trong những chính sách an sinh xã hội cần phải được quan tâm.

Nhu cầu việc làm cũng rất quan trọng vì phần lớn người không có việc làm là những người đang điều trị methadone.

Vấn đề hỗ trợ việc làm và học nghề cũng rất nan giải vì hiện mới chỉ có khoảng 14,4% nhận được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ việc làm. Các tổ chức, đơn vị hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm cho các đối tượng chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ 2,4% tại các DN tư nhân.

Phó Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội (Bộ LĐTBXH) Lê Đức Hiền cho rằng, Chính phủ cần có chỉ đạo tín dụng nhỏ cho 4 nhóm yếu thế này vay.

Hiện trong dự thảo trình Thủ tướng đã đặt ra các điều kiện và đối tượng vay vốn. Ngoài ra để vốn vay có hiệu quả cũng cần phải có hỗ trợ cho các trưởng nhóm đồng đẳng để họ giám sát quá trình vay vốn, cách làm ăn, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt...

Cũng theo ông Hiền thì hiện nay chưa có chính sách cho vay vốn với nhóm đối tượng nghiên cứu, do đó các tổ chức tín dụng không thể cho vay với nhóm đối tượng này.

Ngoài ra, thủ tục vay vốn của ngân hàng cũng rất chặt chẽ và phải có thế chấp. Một bất cập nữa là hiện nay chưa có một mô hình đào tạo nghề nào phù hợp với điều kiện và sức khỏe cho 4 nhóm đối tượng này.

Để hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng này đã có nhiều giải pháp nhưng quan trọng nhất vẫn là chính sách về vay vốn, tạo việc làm. Bên cạnh đó, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, các cấp chính quyền.

Đặc biệt, các cá nhân cũng cần chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ chuyển đổi hình thức hoạt động từ tự lực thành các tổ chức có tư cách pháp nhân, tự hỗ trợ lẫn nhau.

Hồng Anh (Tổng hợp)