Chùm ảnh: Những "người chèo đò" nức tiếng nhất lịch sử Việt Nam

20/11/2012 05:49
Hoàng Lâm
(GDVN) - Nổi tiếng với đủ ba yếu tố: Tâm, tầm và tài, những "người chèo đò" vĩ đại ấy mãi mãi được sử sách Việt Nam lưu danh.
Nhà giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, tên thụy là Văn Trinh, tên hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt. Ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) đời vua Trần Nhân Tông, tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Nhà giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, tên thụy là Văn Trinh, tên hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt. Ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) đời vua Trần Nhân Tông, tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Thầy Chu Văn An là người chính trực nên không thích việc quan trường luôn ẩn chứa nhiều điều thị phi. Ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội). Sau này, ông được đích thân vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này.
Thầy Chu Văn An là người chính trực nên không thích việc quan trường luôn ẩn chứa nhiều điều thị phi. Ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội). Sau này, ông được đích thân vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này.

Thày Chu Văn An từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông.
Thày Chu Văn An từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông.

Đền thờ thày Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng, xã Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Đền thờ thày Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng, xã Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng với tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh. Ngay từ bé, ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Giống như rất nhiều vị hiền nhân khác trong lịch sử, thời thế loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường. Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng với tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh. Ngay từ bé, ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Giống như rất nhiều vị hiền nhân khác trong lịch sử, thời thế loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường.  

Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…
Thày đồ Nguyễn Đình Chiểu tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, hay còn được gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu. Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa, nhà giáo lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Thày đồ Nguyễn Đình Chiểu tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, hay còn được gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu. Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa, nhà giáo lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Nhà giáo Võ Trường Toản, hiệu là Sùng Đức, quê làng Thanh Kệ, dinh Quảng Đức (nay thuộc huyện Quảng Điền, Huế), sau vào Nam, ngụ tại huyện Bình Dương, phủ Gia Ðịnh (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Cụ Võ Trường Toản là một nhà nho lớn, một nhà giáo tài ba lỗi lạc ở miền Nam Việt Nam trong thế kỷ XVIII. Cụ Võ Trường Toản là người học rộng, tài cao,thông đạt cổ kim, theo đạo thánh hiền, sở học của Cụ tới bậc dày dặn, đầy đủ chất thật, có thực nghiệp uyên thâm, có chí hướng thanh cao.
Nhà giáo Võ Trường Toản, hiệu là Sùng Đức, quê làng Thanh Kệ, dinh Quảng Đức (nay thuộc huyện Quảng Điền, Huế), sau vào Nam, ngụ tại huyện Bình Dương, phủ Gia Ðịnh (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Cụ Võ Trường Toản là một nhà nho lớn, một nhà giáo tài ba lỗi lạc ở miền Nam Việt Nam trong thế kỷ XVIII. Cụ Võ Trường Toản là người học rộng, tài cao,thông đạt cổ kim, theo đạo thánh hiền, sở học của Cụ tới bậc dày dặn, đầy đủ chất thật, có thực nghiệp uyên thâm, có chí hướng thanh cao.
Nguyễn Thiếp là nhà giáo và danh sĩ lỗi lạc cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Tuy nhiên, ông lại sớm có tư tưởng xa lánh chốn quan trường và là một trong những nhà giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Nguyễn Thiếp là nhà giáo và danh sĩ lỗi lạc cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Tuy nhiên, ông lại sớm có tư tưởng xa lánh chốn quan trường và là một trong những nhà giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Nhà giáo, nhà bác học Lê Quý Đôn sinh ngày 5/7/1726 mất ngày 14/4/1784. Ông là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà ( nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên ( đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình ( còn gọi là Hội nguyên và Đình nguyên).
Nhà giáo, nhà bác học Lê Quý Đôn sinh ngày 5/7/1726 mất ngày 14/4/1784. Ông là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà ( nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên ( đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình ( còn gọi là Hội nguyên và Đình nguyên). 


Hoàng Lâm