Chướng mắt những ngôi nhà “chọc trời” ở khu phố cổ Hà Nội

19/03/2014 10:08
THÁI NAM
(GDVN) - Trong không gian kiến trúc của khu phố cổ, nhiều ngôi nhà cao tầng vẫn được xây dựng cao vút biến cảnh quan cổ kính biến dạng.

Vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra tràn lan ở các quận của TP Hà Nội. Đặc biệt, việc xây dựng vượt quá số tầng ở khu phố cổ đang là vấn nạn nhức nhối dẫn đến kiến trúc khu phố cổ nghìn năm bị phá hỏng.

Việc xây dựng trái phép hàng loạt tại khu vực phố cổ Hà Nội sẽ gây ra những điều huệ lụy xấu. Tình trạng này không những sẽ phá nát quy hoạch phố cổ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến không gian văn hóa và du lịch. Bộ mặt của thủ đô sẽ xấu đi nếu như kiến trúc phố cổ bị xâm hại.

Theo Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ, các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhà, chủ đầu tư các công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo trong khu vực, nếu vi phạm quy chế sẽ bị xử lý nghiêm. Thế nhưng, tới nay tình trạng vi phạm xây dựng vẫn còn nhiều. Đặc biệt là những ngôi nhà đang xây và sắp hoàn thiện thì số tầng càng ngày càng tăng.

Một số tòa nhà cao tầng tại khu vực phố cổ Hà Nội được phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam ghi nhận trong tháng 3/2014: 

Số nhà 29 Hàng Bông đang hình thành một tòa nhà mới xây cao 6 tầng.

Số nhà 29 Hàng Bông đang hình thành một tòa nhà mới xây cao 6 tầng.

Theo quy định mới, hầu như các công trình mặt phố cổ đều không được phép cao quá 12m, từ 1- 3 tầng. Thế nhưng nhiều tòa nhà vẫn cao vút so với các nhà bên cạnh.
Theo quy định mới, hầu như các công trình mặt phố cổ đều không được phép cao quá 12m, từ 1- 3 tầng. Thế nhưng nhiều tòa nhà vẫn cao vút so với các nhà bên cạnh.
Số nhà 95 Hàng Bông nằm “chềnh ềnh” trên mặt phố.
Số nhà 95 Hàng Bông nằm “chềnh ềnh” trên mặt phố.
Trong danh mục 79 tuyến phố và 83 ô phố tại khu phố cổ được quy định với lớp nhà mặt phố được phép từ 1-3 tầng, tương đương 6-12m; lớp phía sau từ 2-4 tầng, tương đương 10-16m. (ảnh chụp tòa nhà đang xây dựng sát số nhà 96 Hàng Gai).
Trong danh mục 79 tuyến phố và 83 ô phố tại khu phố cổ được quy định với lớp nhà mặt phố được phép từ 1-3 tầng, tương đương 6-12m; lớp phía sau từ 2-4 tầng, tương đương 10-16m. (ảnh chụp tòa nhà đang xây dựng sát số nhà 96 Hàng Gai).
Cũng tại phố Hàng Gai, một công trình khác nữa đang được xây dựng như một tòa “lâu đài” trên phố.
Cũng tại phố Hàng Gai, một công trình khác nữa đang được xây dựng như một tòa “lâu đài” trên phố.
Theo Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ, không xây các trung tâm thương mại lớn và các công trình nhà ở mới làm tăng dân số. (ảnh chụp tòa nhà sắp hoàn thiện cạnh số nhà 55B Hàng Cót).
Theo Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ, không xây các trung tâm thương mại lớn và các công trình nhà ở mới làm tăng dân số. (ảnh chụp tòa nhà sắp hoàn thiện cạnh số nhà 55B Hàng Cót).
Tòa nhà cao vút trên phố Lãn Ông.
Tòa nhà cao vút trên phố Lãn Ông.
Tòa nhà 54 Phùng Hưng
Tòa nhà 54 Phùng Hưng
Những ngôi nhà dân cao tới 5-6 tầng ở phố Phùng Hưng.
Những ngôi nhà dân cao tới 5-6 tầng ở phố Phùng Hưng.
Tòa nhà 15 phố Hàng Trống cao hơn nhiều lần so với quy định.
Tòa nhà 15 phố Hàng Trống cao hơn nhiều lần so với quy định.

Ngày 24/10/2013, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6398/QĐ-UBND về việc Ban hành quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ Hà Nội. Bản quy định chỉ rõ: Các công trình xây dựng trên khu vực phố cổ, phía mặt đường đa số tối đa chỉ không quá 3 tầng, cao không quá 12m để đảm bảo giữ nguyên trạng không gian văn hóa và quy hoạc phố cổ. Thế nhưng, theo quan sát của phóng viên, nhiều tòa nhà mặt phố đã xây dựng cao tới 5-7 tầng, có nhiều tòa nhà còn xây tới hơn chục tầng.

Với giá trị mỗi mét vuông đất tại đây lên tới hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng thì mỗi một công trình xây dựng vượt tầng có thể trục lợi không ít. Bên cạnh những ngôi nhà cao tầng được sử dụng làm khách sạn thì ngôi nhà khác lại được sử dụng làm nhà nghỉ, quán karaoke, bán hàng và cho thuê văn phòng nhằm thu lợi cá nhân.

THÁI NAM