"Có cán bộ không dám kê khai tài sản, vì sợ..."

29/07/2015 07:02
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Công khai, minh bạch được cho là khâu đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng. Vậy, cần làm gì để thực hiện hiệu quả vấn đề này?

"Công khai, minh bạch" nặng tính hình thức

Hồi đầu tháng 6/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên trả lời chất vấn (tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII) về kết quả và biện pháp đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ, cho biết năm 2014 cơ quan chức năng đã điều tra, khám phá, xét xử 256 vụ việc liên quan tới tham nhũng, với 593 bị can...

Giới chức cũng cho rằng, công khai, minh bạch là khâu đột phá, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

Đai biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội). Ảnh: NGỌC QUANG
Đai biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội). Ảnh: NGỌC QUANG

Vậy, cần làm gì để việc công khai, minh bạch (phạm vi tài sản, thu nhập) đi vào thực chất, phát huy hiệu quả?  

Trao đổi về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) hôm 27/7 cho rằng, việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là vấn đề hết sức quan trọng.

“Công khai tài sản, thu nhập để quản lý cán bộ, bảo vệ tài sản nhà nước là việc làm cần thiết. Có thực hiện tốt điều này mới đánh giá đúng thực trạng tham nhũng ở Việt Nam.

Theo Đại biểu Bùi Thị An, ở nước ta, việc công khai, minh bạch (thu nhập, tài sản) vẫn nặng tính hình thức.

“Trong khi tham nhũng ở Việt Nam được đánh giá là rất

Thanh tra Chính phủ vừa công bố báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 về công tác chỉ đạo, điều hành. Đáng chú ý, trong số gần 1 triệu người kê khai tài sản, cơ quan chức năng chỉ phát hiện, kết luận 4 người kê khai không trung thực.

phức tạp, thì khó chấp nhận con số kê khai tài sản không trung thực chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thực tế khác cũng cho thấy, rất nhiều người thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng, nhưng họ vẫn sống rất vương giả?

Vấn đề nằm ở chỗ, phải xác minh nguồn gốc tài sản của họ do đâu mà có?

Việc thực hiện công khai, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập, đã được quan tâm đúng mức hay chưa?”, Đại biểu Bùi Thị An đặt nghi vấn.

Ở một góc nhìn khác, Đai biểu Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, vấn đề công khai, minh bạch tài sản, thu nhập chưa được như kỳ vọng có phần lỗi từ cơ chế quản lý, giám sát...

“Có người chỉ là cán bộ bình thường nhưng họ sắm được nhà lầu, xe hơi. Nếu bảo tiền, tài sản đó là bất minh thì chưa chắc đã đúng. 

Tôi đã xem rất nhiều bản kê khai tài sản của cán bộ. Trong đó nhiều trường hợp kê khai trung thực.

Nhưng với cơ chế quản lý, giám sát hiện nay, không ít trường hợp người ta có tài sản, nhưng chưa chắc đã dám kê khai vì sợ bị “đánh bùn sang ao”.

Do đó, ở nước ta, từ cán bộ bình thường đến cán bộ cao cấp, nếu bảo họ chứng minh tài sản, thu nhập chính xác, không phải là chuyện dễ dàng.

Vấn đề công khai, xác minh tính minh bạch về thu nhập, tài sản cần phải được xem xét lại một cách thận trọng.”, Đại biểu Lê Nam nhận định. 

Quản lý tài sản, thu nhập cá nhân

Theo Đại biểu Bùi Thị An việc quản lý chặt chẽ tài sản, thu nhập của cán bộ là mấu chốt vấn đề, tạo ra sự minh bạch.

“Có thể áp dụng việc quản lý thu nhập cá nhân bằng cách sử dung hình thức chuyển khoản trong việc thanh toán tiền lương, cũng như các vấn đề khác liên quan.

Ở phạm vi rộng hơn, cần hạn chế giao dịch bằng tiền mặt…”, Đại biểu Bùi Thị An đề xuất. 

Cũng theo Đại biểu Bùi Thị An, bên cạnh việc kiểm soát tài sản, thu nhập cá nhân, việc kê khai phải có sự giám sát (xác nhận) từ cấp có thẩm quyền.

“Nếu để xảy ra trường hợp kê khai không trung thực thì đơn vị giám sát phải chịu liên đới trách nhiệm.

Mặt khác, để thực hiện có hiệu quả vấn đề phòng chống

"Có cán bộ không dám kê khai tài sản, vì sợ..." ảnh 2

Có một loại thước đo "đặc biệt" để đánh giá sự trung thực của cán bộ

tham nhũng nói chung, cần tuyển chọn, bố trí cán bộ có đủ năng lực, đạo đức, nhằm tránh phát sinh tiêu cực trong cơ quan được phân công nhiệm vụ", Đại biểu Bùi Thị An nêu quan điểm.

Đại biểu Bùi Thị An lưu ý, việc công khai, xác minh tính minh bạch tài sản, thu nhập không xâm phạm quyền bí mật đời tư cá nhân đã được pháp luật bảo vệ.

“Nếu cán bộ có dấu hiệu tham nhũng về tài sản, thì đó không còn là vấn đề bí mật cá nhân nữa”, Đại biểu Bùi Thị An khẳng định. 

Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa). Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM
Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa). Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM

Trong khi đó Đại biểu Lê Nam đề xuất phương án, cần có cơ chế, khuyến khích cán bộ kê khai tài sản, thu nhập một cách trung thực, hơn là đặt nặng kê khai, ép buộc...

"Nên nhớ, đừng vội phán xét tài sản của người ta như thế nào? Chỉ nên đặt câu hỏi đó khi người ta có dấu hiệu vi phạm (tài sản bất minh)", Đại biểu Lê Nam nêu quan điểm.

QUỐC TOẢN