Cựu Chủ tịch huyện sống trong ngôi nhà hoành tráng, mặc kệ 647 thầy cô bị bỏ rơi

27/10/2016 14:39
QUỐC TOẢN
(GDVN) - 647 giáo viên, nhân viên hoang mang vì bị chấm dứt hợp đồng. Trong khi đó, bà Hoa - người ký tuyển dụng sai vẫn ung dung sống trong ngôi nhà hoành tráng.

Ký hợp đồng tràn lan, đẩy hậu quả cho người lao động 

Ngày 19/8/2016 Chủ tịch UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã ký quyết định 1250 và 1251 về việc chấm dứt hợp đồng lao động với 647 giáo viên, nhân viên hành chính trên địa bàn huyện.

Đây được cho là hệ quả của việc bà Ngô Thị Hoa - nguyên Chủ tịch huyện Yên Định, ký nhiều hợp đồng lao động theo kiểu "thả cửa", không kiểm soát, trong một thời gian dài.

Trong khi đó, cơ quan có trách nhiệm chưa chú trọng thực hiện các quy định về việc rà soát, bố trí nhân sự, dẫn tới tình trạng dôi dư nhân sự.

Hậu quả là hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động, rơi vào cảnh thất nghiệp.

Một số giáo viên cho rằng, thay vì việc chấm dứt hợp đồng lao động với hàng trăm giáo viên, nhân viên hành chính, thì lãnh đạo huyện Yên Định - người kế nhiệm phải có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho lao động đã ký hợp đồng.

"Nếu thừa lao động mà lãnh đạo huyện vẫn ký thì lỗi này thuộc về Chủ tịch huyện và các phòng ban tham mưu, các cơ quan giám sát chứ không thể bắt chúng tôi gánh hậu quả của những sai phạm này bằng việc cắt hợp đồng của tất cả người lao động.

Điều vô lý là, những sai phạm về việc ký hợp đồng lao động kéo dài từ năm 2007 đến nay, nhưng không có một cá nhân, một tổ chức nào của huyện, của tỉnh kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm.

Khi giải quyết lại nóng vội đổ hết trách nhiệm cho chúng tôi. Điều này là không thỏa đáng”, một giáo viên này bức xúc.

Trong khi hàng trăm giáo viên đang hoang mang vì bị chấm dứt hợp đồng thì bà Ngô Thị Hoa, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định - người ký tuyển dụng nhiều trường hợp, vẫn ung dung sống trong căn nhà sơn màu gỗ, khang trang ngay tại trung tâm thị trấn Yên Định (ảnh: Congluan.vn).
Trong khi hàng trăm giáo viên đang hoang mang vì bị chấm dứt hợp đồng thì bà Ngô Thị Hoa, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định - người ký tuyển dụng nhiều trường hợp, vẫn ung dung sống trong căn nhà sơn màu gỗ, khang trang ngay tại trung tâm thị trấn Yên Định (ảnh: Congluan.vn).

Tại kết luận thanh tra số 719 KL-TTTH ngày 14/7/2016 của Thanh tra Tỉnh Thanh Hóa về việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đối với công chức, viên chức và hợp đồng lao động tại huyện Yên Định (từ năm 2011 đến 2015) đã chỉ ra nhiều sai phạm đặc biệt là sai phạm trong việc hợp đồng lao động trong ngành giáo dục.

Theo đó, UBND huyện Yên Định không rà soát để điều động, thuyên chuyển giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu mà tiếp tục ký nhiều hợp đồng lao động liên tục trong nhiều năm về sau.

Bên cạnh đó, UBND huyện Yên Định còn tiếp nhận nhiều giáo viên biên chế chuyển từ huyện khác và tỉnh khác về.

Điều này dẫn tới việc, số lượng cán bộ giáo viên hợp đồng lao động trên địa bàn huyện dư thừa, vượt xa so với nhu cầu.

Nhưng thực tế Chủ tịch UBND huyện vẫn ký hợp đồng

Cựu Chủ tịch huyện sống trong ngôi nhà hoành tráng, mặc kệ 647 thầy cô bị bỏ rơi ảnh 2

"Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cắt hợp đồng 647 giáo viên"

lao động mới và tiếp tục duy trì hợp đồng lao động cũ.... gây lãng phí nhân lực xã hội và lãng phí ngân sách nhà nước.

Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ khuyết điểm sai phạm của bà Ngô Thị Hoa trong việc ký hợp đồng, tuyển dụng lao động.

Thay vì rà soát thực tế nhu cầu sử dụng lao động, bố trí lao động phù hợp, xem xét hợp đồng lao động thì Chủ tịch UBND huyện Yên Định lại gom tất cả các loại hợp đồng ngắn hạn, không xác định thời hạn lại với nhau và ra chung một quyết định chấm dứt hợp đồng bằng một lý do thiếu thuyết phục rằng, "do không có nhu cầu sử dụng lao động ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, huyện này lại xây dựng ngay dự thảo xin tuyển mới hàng trăm lao động.

“Chúng tôi thấy cách giải quyết của chủ tịch UBND huyện như vậy là trái luật lao động, là không thỏa đáng, không mang tính nhân văn”, một giáo viên khác nhận định

Không thực hiện đúng chủ trương tinh giản biên chế

Cần phải nói thêm rằng, ngày 9/8/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch số 120/KH-UBND về việc sắp xếp, bố trí và tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính ở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc UBND các huyện, thị xã , thành phố.

Kế hoạch này nêu rõ: "Sau khi thực hiện việc điều động, thuyên chuyển, tuyển dụng, hợp đồng theo quy định, nếu số biên chế còn dôi dư, số hợp đồng ngoài biên chế đang làm giáo viên, nhân viên tại các trường học không được tuyển dụng hoặc không được tiếp tục hợp đồng, chủ tịch UBND các huyện thị xã, thành phố lập kế hoạch tinh giản biên chế đối với số giáo viên dôi dư và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định hiện hành của pháp luật".

Như vậy, sau khi rà soát, điều động, thuyên chuyển giáo viên biên chế xong trong tháng 7 năm 2016, tại các báo cáo về nhân sự của UBND huyện vẫn còn hơn 300 vị trí việc làm thiếu giáo viên, nhân viên trong diện biên chế.

Nhưng thay vì bố trí nhân sự dôi dư vào các vị trí việc làm còn thiếu sau khi thực hiện rà soát, để hoạt động giáo dục không bị gián đoạn, xáo trộn, thì UBND huyện vẫn ra quyết định chấm dứt hợp đồng với tất cả các giáo viên nói trên. Trong khi đó, thực tế là huyện vẫn thiếu hàng trăm giáo viên.

Hàng trăm giáo viên ở Yên Định đang kêu cứu vì quyết định chấm dứt hợp đồng chóng vánh của UBND huyện Yên Định (ảnh: XUÂN QUANG).
Hàng trăm giáo viên ở Yên Định đang kêu cứu vì quyết định chấm dứt hợp đồng chóng vánh của UBND huyện Yên Định (ảnh: XUÂN QUANG).

Mặt khác trong quá trình thực hiện, UBND huyện Yên chưa rà soát những đối tượng trong biên chế không đủ sức khỏe công tác và thuộc đối tượng đủ điều kiện giải quyết cho về hưu trước tuổi, nhưng đã tiến hành cắt hợp đồng với tất cả người lao động.

Trong số này có cả những hợp đồng không xác định thời

Cựu Chủ tịch huyện sống trong ngôi nhà hoành tráng, mặc kệ 647 thầy cô bị bỏ rơi ảnh 4

Cắt hợp đồng rồi xin tuyển mới là hành vi khuấy cho đục nước để thả câu!

hạn. Việc này khiến những lao động đang ở độ tuổi trẻ, khỏe, năng động có thể cống hiến được nhiều sức lao động nhất lâm vào tình trạng mất việc làm, gây lãng phí nguồn lực lao động của xã hội.

“Dù là Nghị quyết, chỉ thị nào đi nữa cũng phải hợp lý, tuân thủ pháp luật và phải đảm bảo cuộc sống cho người lao động chứ không thể vì lấy lý do thực hiện Nghị quyết mà đẩy chúng tôi ra đường không công việc, không thu nhập và không được hỗ trợ để có thể tìm kiếm một công việc khác...", một giáo viên khác cho biết".

Trước những phản ánh có liên quan, hôm 27/10, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định vẫn giữ nguyên quan điểm, việc chấm dứt hợp đồng với 647 giáo viên, nhân viên hợp đồng công tác ở các trường học trên địa bàn huyện nhằm thực hiện kế hoặc số 14- KH/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa ngày 17/4/2016...

Khi được hỏi về việc tại sao không điều chuyển, bố trí số lao động hợp đồng sang các vị trí việc làm còn thiếu sau khi huyện thực hiện rà soát lại?, ông Lưu Vũ Lâm cho biết, đây là điều không dễ.

"Việc chấm dứt hợp đồng với người lao động được thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa. Nếu bây giờ bố trí số lao động hợp đồng vào các vị trí còn thiếu sau khi thực hiện rà soát thì sẽ thiếu khách quan, rát phức tạp

Các vị trí còn thiếu giáo viên sẽ được thực hiện thông qua tuyển dụng khách quan, công bằng. Còn việc khắc phục hậu quả do người đi trước để lại chắc cũng phải mất một nhiệm kỳ", ông Lưu Lâm Vũ nói.

QUỐC TOẢN