Đại biểu "tâm tư" sau phiên bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII

29/06/2015 07:19
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Theo đại biểu Bùi Thị An, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là điểm nổi bật nhất tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII...

LTS: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, nhiều vấn đề quan trọng của đất nước đã được đưa ra thảo luận cho ý kiến, biểu quyết thông qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số Đại biểu đề nghị Quốc hội cần sớm khắc phục những hạn chế trong hoạt động nghị trường thời gian tới.

Để làm rõ thêm vấn đề này, hôm 28/6, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) sau phiên bế mạc hôm 26/6 vừa qua.

PV: Thưa Đại biểu Bùi Thị An, bà đánh giá như thế nào về những kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII?

Đại biểu Bùi Thị An: Kỳ họp này các Đại biểu Quốc hội đã làm việc trên tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao. Các vấn đề chất vấn, trả lời chất vấn đều đã hoàn thành với chất lượng tốt, tương xứng với những gì cử tri kỳ vọng.

Theo đó tại kỳ họp này, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 Luật, như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Luật bầu cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân…Đây là những quyết sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi cử tri và tinh thần của hiếp pháp…

Bên cạnh đó, có những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ, nhưng vẫn được Quốc hội đưa ra thảo luận. Các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi “sát sườn” của dân như phí, lệ phí, các chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đã được Quốc hội cho ý kiến, biểu quyết thông qua.

Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội trước dân.

Bà có nhận định gì về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp lần này?

Đại biểu Bùi Thị An: Vấn đề tranh luận trong nghị trường ngày càng sôi nổi và tốt hơn nhiều so với những năm trước. Bởi hoạt động nghị trường phải có tranh luận mới đi đến chân lý. Đây chính là điểm nổi bật nhất tại kỳ họp Quốc hội lần này. 

Nếu trước đây chúng ta ít để ý đến vấn đề phản biện, thì đến nay đã khác. Nhiều ý kiến  trái chiều đã được Quốc hội tiếp thu, trên cơ sở đó, tiến hành thăm dò, cho biểu quyết, thông qua. 

Điều này không phải áp đặt mà thể hiện tính dân chủ. Do vậy, những đề xuất, kiến nghị của cử tri thông qua sự phản ánh của Đại biểu Quốc hội đều được tiếp thu, lắng nghe một cách hết sức cẩn trọng.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An - đoàn Hà Nội (ảnh: Ngọc Quang)
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An - đoàn Hà Nội (ảnh: Ngọc Quang)

Mặt khác, tranh luận tại Quốc hội để thuyết phục nhau, đi đến chân lý. Điều này khác hoàn toàn với việc đồng thuận một chiều. Bởi thế, trong quá trình chất vấn, có Đại biểu Quốc hội đã chất vấn đến 3 lần...

Sự đồng thuận sau khi tranh luận đó có giá trị hơn nhiều so với đồng thuận một chiều. Đây cũng chính là giá trị, chất lượng của các phiên thảo luận…Tôi cho đây là cái hay, cái mới trong chỉ đạo, điều hành Quốc hội.

Tiếp đó là sự điều hành của Thường vụ Quốc hội với

Đại biểu "tâm tư" sau phiên bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII ảnh 2

Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam

cách điều hành vừa trí tuệ vừa dân chủ. Những vấn đề chưa rõ ràng trong những phần trả lời chất vấn đều được Chủ tọa truy vấn đến cùng. Cái gì cảm thấy chưa hợp lý thì đề nghị bỏ và buộc phải làm ngay.

Điều đó khẳng định niềm tin của cử tri, Đại biểu Quốc hội đối với những quyết sách của Quốc hội…Đồng thời nó cũng thể hiện trách nhiệm của người trả lời chất vấn trong việc dám chịu trách nhiệm trước Quốc hội về lời hứa của mình. 

Cũng tại kỳ họp lần này, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và đưa ra nhiều quyết sách quan trọng của đất nước. Theo bà, những những quyết định đó sẽ có tác động như thế nào tới đời sống nhân dân trong thời gian tới?

Đại biểu Bùi Thị An: Tôi nghĩ một số quyết định sẽ có tác dụng ngay như vấn đề phí, lệ phí; giải pháp cho Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội; vấn đề hỗ trợ ngư dân....Đây là những quyết sách sẽ có ảnh hưởng nhanh, tích cực tới đời sống của người dân. 

Các vấn đề trên hầu hết đều được giải đáp thỏa đáng tại Quốc hội. Nó cũng thể hiện tính cầu thị, quyết liệt của các trưởng đầu ngành trong việc xử lý các vấn đề còn băn khoăn của cử tri. 

Ngoài 11 luật được thông qua, thì một vấn đề không kém phần quan trọng khác mang tên Dự án Cảng

Đại biểu "tâm tư" sau phiên bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII ảnh 3

Nhà nông dân 2 luống rau, có cần tới máy đo "độ sạch của cán bộ"?

Hàng không Quốc tế Long Thành, gây nhiều tranh luận trong thời gian dài cũng được Quốc hội biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư. 

Đây là những vấn đề mang tính Quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng sống của người dân.

Còn điều gì băn khoăn tại kỳ hợp thứ 9, Quốc hội khóa XIII mà đại biểu muốn chia sẻ? 

Đại biểu Bùi Thị An: Tôi đề nghị nên kéo dài thời lượng chất vấn, thảo luận một số vấn đề về kinh tế - xã hội, nhằm giải đáp rõ hơn về những băn khoăn cử tri và Đại biểu Quốc hội.

Việc kéo dài thời lượng thảo luận cũng để cho Đại biểu Quốc hội có cơ hội phát biểu, chất vấn, đưa ra sáng kiến, giải pháp về các vấn đề kinh tế, xã hội. Tránh trường hợp đại biểu đăng ký nhưng không được phát biểu.

Mặt khác khi Đại biểu Quốc hội chất vấn chính là họ thực hiện quyền giám sát của mình chứ không phải hỏi để biết lãnh đạo ngành đã làm được gì? 

Vấn đề này trong thời gian vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có cải tiến, nhưng chưa được như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của các trưởng Bộ, ngành cũng cần được chú ý thêm. Nhiều Bộ trưởng trả lời chất vấn chưa đi vào trọng tâm của vấn đề.

Tránh trường hợp có Bộ trưởng phải trả lời lại nhiều lần hoặc bị Chủ tọa truy vấn.

Một số Bộ đã nhận trách nhiệm về những thiếu sót, nhưng chưa quy trách nhiệm cụ thể và xử lý trách nhiệm đó như thế nào?

QUỐC TOẢN