Điểm nóng 24/24h: Thông tin mới nhất liên quan đến tình hình Biển Đông

14/08/2012 19:02
T.L tổng hợp trên giaoduc.net.vn
(GDVN) -Báo Trung Quốc công bố hình ảnh, thông tin liên quan tới việc Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974; UBTVQH cho ý kiến về quốc tang, Bộ GTVT chuẩn bị cấm cải tạo các loại xe khác trở thành xe khách....là những thông tin thời sự nóng hổi trong 24 giờ qua.
Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.

Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.

Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”?! Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông ta cũng tự thấy sức khỏe yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”?! Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông ta cũng tự thấy sức khỏe yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.

 Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.

Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh (phía Trung Quốc gọi là Kim Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.

  Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh (phía Trung Quốc gọi là Kim Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.

Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.
Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.  11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.
1. Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã, trong trận hải chiến này 4 chiến hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh, sau khi nghe báo cáo tình hình đã chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh. Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà. Ảnh: Đặng Tiểu Bình.

1.   Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã, trong trận hải chiến này 4 chiến hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh, sau khi nghe báo cáo tình hình đã chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh. Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà. Ảnh: Đặng Tiểu Bình.

UBTVQH cho ý kiến về việc ban hành Nghị định quy định tổ chức Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân. Tại tờ trình Chính phủ, Bộ trưởng VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh cho biết, tổ chức Lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân trước tổn thất lớn, đặc biệt nghiêm trọng về tính mạng của nhân dân. Theo đó, “Lễ Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tính mạng của nhân dân nên tổ chức dưới hình thức lễ tưởng niệm, đảm bảo tính trang trọng, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phân biệt với hình thức tổ chức quốc tang đối với cá nhân là lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Cách thức tổ chức lễ tưởng niệm nên đơn giản, phù hợp với chủ trương đảm bảo an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương lãng phí” - Chủ nhiệm Ủy ban VH,GD,TN,TN&NĐ, ông Đào Trọng Thi nêu quan điểm của Thường trực ủy ban.

UBTVQH cho ý kiến về việc ban hành Nghị định quy định tổ chức Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân. Tại tờ trình Chính phủ, Bộ trưởng VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh cho biết, tổ chức Lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân trước tổn thất lớn, đặc biệt nghiêm trọng về tính mạng của nhân dân.

Theo đó, “Lễ Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tính mạng của nhân dân nên tổ chức dưới hình thức lễ tưởng niệm, đảm bảo tính trang trọng, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phân biệt với hình thức tổ chức quốc tang đối với cá nhân là lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Cách thức tổ chức lễ tưởng niệm nên đơn giản, phù hợp với chủ trương đảm bảo an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương lãng phí” - Chủ nhiệm Ủy ban VH,GD,TN,TN&NĐ, ông Đào Trọng Thi nêu quan điểm của Thường trực ủy ban. 

Bộ GTVT vừa đưa ra Thông tư quy định từ 1/10 với nội dung cấm cải tạo các phương tiện khác thành ô tô trở khách. Theo đó, Bộ GTVT quy định không được cải tạo ô tô chuyên dùng nhập khẩu trong thời gian 5 năm và ô tô tải đông lạnh nhập khẩu trong thời gian 3 năm, kể từ ngày được cấp biển số đăng ký, không được cải tạo ô tô chở người thành ô tô tải các loại, trừ trường hợp cải tạo ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả chỗ người lái) thành ô tô tải VAN, không được cải tạo ô tô đầu kéo thành ô tô tải (trừ ô tô tải chuyên dùng).

 Bộ GTVT vừa đưa ra Thông tư quy định từ 1/10 với nội dung cấm cải tạo các phương tiện khác thành ô tô trở khách. Theo đó, Bộ GTVT quy định không được cải tạo ô tô chuyên dùng nhập khẩu trong thời gian 5 năm và ô tô tải đông lạnh nhập khẩu trong thời gian 3 năm, kể từ ngày  được cấp biển số đăng ký, không được cải tạo ô tô chở người thành ô tô tải các loại, trừ trường hợp cải tạo ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả chỗ người lái) thành ô tô tải VAN, không được cải tạo ô tô đầu kéo thành ô tô tải (trừ ô tô tải chuyên dùng).

Đồng thời, Bộ này cũng yêu cầu không được cải tạo, thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe của ô tô, không được cải tạo thay đổi chiều dài cơ sở ô tô tải, kể cả khi cải tạo ô tô tải thành ô tô tải loại khác và ngược lại, trừ ô tô tải chuyên dùng và trường hợp cải tạo trở thành xe cơ giới nguyên thủy. Xe cơ giới sau khi cải tạo phải thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông.

 Đồng thời, Bộ này cũng yêu cầu không được cải tạo, thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe của ô tô, không được cải tạo thay đổi chiều dài cơ sở ô tô tải, kể cả khi cải tạo ô tô tải thành ô tô tải loại khác và ngược lại, trừ ô tô tải chuyên dùng và trường hợp cải tạo trở thành xe cơ giới nguyên thủy. Xe cơ giới sau khi cải tạo phải thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Nằm ở vị trí đắc đạo, cạnh mặt tiền ngay lối dẫn vào khu nghĩa trang có cái tên rất kêu: “Sơn Trang Tiên Cảnh”, trên địa bàn xã Trường Thọ, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, ngôi mộ của bà T.K.P (SN 1946, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM), một đại gia từng gây xôn xao dư luận với cái chết đột ngột, để lại 1000 tỷ đồng. Bề ngoài, ngay trước nhà mồ của bà P. là một vườn hoa, cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng. Mái vòm của nhà mồ thiết kế theo kiểu đình nghỉ mát mái gối thủy tinh nhã lệ, kiểu nhà khí thế sang trọng, lăng mộ khắc đá giả cổ đầy phong cách nghệ thuật.

Nằm ở vị trí đắc đạo, cạnh mặt tiền ngay lối dẫn vào khu nghĩa trang có cái tên rất kêu: “Sơn Trang Tiên Cảnh”, trên địa bàn xã Trường Thọ, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, ngôi mộ của bà T.K.P (SN 1946, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM), một đại gia từng gây xôn xao dư luận với cái chết đột ngột, để lại 1000 tỷ đồng. Bề ngoài, ngay trước nhà mồ của bà P. là một vườn hoa, cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng. Mái vòm của nhà mồ thiết kế theo kiểu đình nghỉ mát mái gối thủy tinh nhã lệ, kiểu nhà khí thế sang trọng, lăng mộ khắc đá giả cổ đầy phong cách nghệ thuật.

Ngoài ra điểm nổi bật nhất của nhà mồ chính là bức tranh phong cảnh, được chạm khắc tinh xảo, nhiều họa tiết, cảnh vật trên bức tranh bằng đá hoa cương dài 2m. Phía xung quanh các bức tường bên trong, tất cả cũng đều được chạm khắc tranh phong cảnh. Trong ảnh: Dàn hoa bonsai, cây cối được những người coi mộ cắt tỉa cẩn thận. Những đồ trang trí này theo ước tính cũng đã ngót nghét trên 1 tỷ đồng, chưa kể tiền chi phí xây dựng. Nếu ai đó có tận mắt chứng kiến ngôi mộ này, nói chính xác ra theo cách gọi của chủ đầu tư thì đó là nhà mồ, đều phải ngỡ ngàng trước cảnh bài trí tỉ mỉ. Bức tranh phong cảnh được chạm khắc tinh xảo với đầy đủ các họa tiết.

Ngoài ra điểm nổi bật nhất của nhà mồ chính là bức tranh phong cảnh, được chạm khắc tinh xảo, nhiều họa tiết, cảnh vật trên bức tranh bằng đá hoa cương dài 2m. Phía xung quanh các bức tường bên trong, tất cả cũng đều được chạm khắc tranh phong cảnh. Trong ảnh: Dàn hoa bonsai, cây cối được những người coi mộ cắt tỉa cẩn thận. Những đồ trang trí này theo ước tính cũng đã ngót nghét trên 1 tỷ đồng, chưa kể tiền chi phí xây dựng.  Nếu ai đó có tận mắt chứng kiến ngôi mộ này, nói chính xác ra theo cách gọi của chủ đầu tư thì đó là nhà mồ, đều phải ngỡ ngàng trước cảnh bài trí tỉ mỉ. Bức tranh phong cảnh được chạm khắc tinh xảo với đầy đủ các họa tiết.

Phát biểu quan điểm của mình về tình hình Biển Đông trên giaoduc.net.vn, ông Phạm Nguyên Long – nguyên là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á – Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang cố gắng thể hiện thiện chí với Trung Quốc. Một điều hết sức quan trọng ở Đông Nam Á là các cường quốc đều xuất hiện tại đây. Từ năm 2009 đến nay, sự gây hấn của Trung Quốc đã tạo nên một tình hình mới đó là các cường quốc như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Úc… đều hiện diện trong khu vực này có thể từng bước hình thành đa cực. Thế giới trong giai đoạn hiện nay, khi chủ nghĩa thực dân cũ giải thể, chủ nghĩa thực dân mới đã suy tàn, ngay Mỹ cũng không thể trụ lại lâu dài tại Iraq, Afghanistan. Thời đại này không cho phép các nước lớn “uy hiếp các nước nhỏ” như vậy nhưng Trung Quốc đã làm một việc ngược lại với thời đại. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam rồi dựng lên ở đó một chính quyền, thực chất xung quanh đảo Phú Lâm chỉ có những đảo chìm, khiến thế giới “thấy lạ”. Chúng ta thể hiện chính nghĩa. Mình đúng, mình chính nghĩa trong khi đó Trung Quốc là kẻ đi gây hấn một cách ngang ngược. Và chính vì thế, ta mới có được sự ủng hộ của những lực lượng tiến bộ và không chỉ các nước bất đồng với Trung Quốc về Biển Đông như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc… mà ngay cả những học giả chân chính của Trung Quốc khi nghiên cứu về Biển Đông cũng phê phán những hành động “vô lý” của Trung Quốc.

Phát biểu quan điểm của mình về tình hình Biển Đông trên giaoduc.net.vn, ông Phạm Nguyên Long – nguyên là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á – Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang cố gắng thể hiện thiện chí với Trung Quốc. Một điều hết sức quan trọng ở Đông Nam Á là các cường quốc đều xuất hiện tại đây. Từ năm 2009 đến nay, sự gây hấn của Trung Quốc đã tạo nên một tình hình mới đó là các cường quốc như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Úc… đều hiện diện trong khu vực này có thể từng bước hình thành đa cực. Thế giới trong giai đoạn hiện nay, khi chủ nghĩa thực dân cũ giải thể, chủ nghĩa thực dân mới đã suy tàn, ngay Mỹ cũng không thể trụ lại lâu dài tại Iraq, Afghanistan.

Thời đại này không cho phép các nước lớn “uy hiếp các nước nhỏ” như vậy nhưng Trung Quốc đã làm một việc ngược lại với thời đại. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam rồi dựng lên ở đó một chính quyền, thực chất xung quanh đảo Phú Lâm chỉ có những đảo chìm, khiến thế giới “thấy lạ”. Chúng ta thể hiện chính nghĩa. Mình đúng, mình chính nghĩa trong khi đó Trung Quốc là kẻ đi gây hấn một cách ngang ngược. Và chính vì thế, ta mới có được sự ủng hộ của những lực lượng tiến bộ và không chỉ các nước bất đồng với Trung Quốc về Biển Đông như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc… mà ngay cả những học giả chân chính của Trung Quốc khi nghiên cứu về Biển Đông cũng phê phán những hành động “vô lý” của Trung Quốc.

T.L tổng hợp trên giaoduc.net.vn