Hà Nội: Thế kỷ 21 vẫn đi cầu phao qua sông

02/04/2014 06:00
TRẦN KHÁNG
(GDVN) - Những cây cầu phao bắc qua sông Đáy thuộc địa phận hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức ở Hà Nội đang tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.

Tại địa phận huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức (Hà Nội) còn tồn tại hàng chục chiếc cầu phao bắc quan sông Đáy. Những chiếc cầu phao này thường ngày phục vụ việc đi lại của hàng trăm người dân từ huyện này sang huyện khác. Không kể là những người lao động vận chuyển hàng hóa qua đây thường xuyên mà còn cả những em học sinh đi lại mỗi ngày.

Đơn cử như cầu phao Tử Dương - Lai Tảo, An Mỹ - Sơn Công, làng Vân… bắc qua sông Đáy nối niền 2 huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức. Những cây cầu này đều được làm từ những năm 80 của thế kỷ trước. Sau hơn 30 năm hoạt động, tất cả đều đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Mặt cầu được ghép bằng những miếng gỗ, bê tông, tấm sắt mỏng… chòng chành trên những chiếc thuyền bê tông. Lan can cầu thì siêu vẹo tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Cầu phao Tử Dương - Lai Tảo ở khu vực chợ Tía (Cao Thành, Ứng Hòa) nối hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa đã được xây dựng để phục vụ việc đi lại và giao thương giữa 2 huyện.
Cầu phao Tử Dương - Lai Tảo ở khu vực chợ Tía (Cao Thành, Ứng Hòa) nối hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa đã được xây dựng để phục vụ việc đi lại và giao thương giữa 2 huyện.
Hơn 30 năm qua, cầu phao đã "cõng" hàng vạn lượt người dân, phương tiện qua sông, góp phần rút ngắn khoảng cách đôi bờ.
Hơn 30 năm qua, cầu phao đã "cõng" hàng vạn lượt người dân, phương tiện qua sông, góp phần rút ngắn khoảng cách đôi bờ.
Thường xuyên đi lại qua chiếc cầu phao này nhưng nhiều người vẫn coi chiếc cầu này là nỗi sợ hãi.
Thường xuyên đi lại qua chiếc cầu phao này nhưng nhiều người vẫn coi chiếc cầu này là nỗi sợ hãi.
Cầu phao Tử Dương - Lai Tảo đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Lan can cầu siêu vẹo, không đảm bảo. Những chiếc thuyền bê tông đã qua sử dụng mấy chục năm cũng không còn an toàn.
Cầu phao Tử Dương - Lai Tảo đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Lan can cầu siêu vẹo, không đảm bảo. Những chiếc thuyền bê tông đã qua sử dụng mấy chục năm cũng không còn an toàn.
Nhiều tấm ván gỗ sử dụng làm mặt cầu đã bị hỏng, gãy, bong tạo khoảng trống 15-20cm trên mặt cầu. Để khắc phục tình trạng này, người dân đã dùng đây sừng để giữ các đoạn cầu rời lại với nhau.
Nhiều tấm ván gỗ sử dụng làm mặt cầu đã bị hỏng, gãy, bong tạo khoảng trống 15-20cm trên mặt cầu. Để khắc phục tình trạng này, người dân đã dùng đây sừng để giữ các đoạn cầu rời lại với nhau.
Cách cầu phao Tử Dương - Lai Tảo không xa, cầu phao ở làng Vân (Ứng Hòa) cũng trong tình trạng xuống cấp và tu sửa sơ sài.
Cách cầu phao Tử Dương - Lai Tảo không xa, cầu phao ở làng Vân (Ứng Hòa) cũng trong tình trạng xuống cấp và tu sửa sơ sài.
Được lắp ghép bằng những tấm bê tông và thang sắt, cầu phao làng Vân đã đưa vào hoạt động cách đây hơn chục năm và chỉ được tu sửa đơn giản.
Được lắp ghép bằng những tấm bê tông và thang sắt, cầu phao làng Vân đã đưa vào hoạt động cách đây hơn chục năm và chỉ được tu sửa đơn giản.
Tất cả từ thanh ngang, mặt cầu đều được kết nối đơn giản và được nâng đỡ bằng những thuyền bê tông dập dềnh mỗi lần đưa người qua sông.
Tất cả từ thanh ngang, mặt cầu đều được kết nối đơn giản và được nâng đỡ bằng những thuyền bê tông dập dềnh mỗi lần đưa người qua sông.
Do mặt cầu chỉ rộng khoảng 2m, nhiều đoạn giữa cầu lại rời rạc nhau nên khi có hai phương tiện cùng qua cầu rất khó khăn, đặc biệt là lúc tránh nhau.
Do mặt cầu chỉ rộng khoảng 2m, nhiều đoạn giữa cầu lại rời rạc nhau nên khi có hai phương tiện cùng qua cầu rất khó khăn, đặc biệt là lúc tránh nhau.
Nổi bồng bềnh trên sông Đáy, những chiếc cầu phao này chỉ được giữ lại bằng những đoạn dây thừng.
Nổi bồng bềnh trên sông Đáy, những chiếc cầu phao này chỉ được giữ lại bằng những đoạn dây thừng.
Do những chiếc cầu phao được làm sơ sài, không được đầu tư cải tạo nâng cấp thường xuyên nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao đối với người và phương tiện mỗi khi qua cầu.
Do những chiếc cầu phao được làm sơ sài, không được đầu tư cải tạo nâng cấp thường xuyên nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao đối với người và phương tiện mỗi khi qua cầu.
TRẦN KHÁNG