"Kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia"

18/11/2015 11:22
Ngọc Quang
(GDVN) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lập trường quan điểm trên khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về tranh chấp chủ quyền, quan hệ với Trung Quốc.

Thủ tướng cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã nhiều lần trình bày trước Quốc hội: Lập trường, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán, cơ bản là phù hợp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng còn không ít khó khăn thách thức.

Chúng ta cần tiếp tục kiên định, kiên trì thực hiện, sáng tạo hiệu quả các lập trường quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với các vấn đề mà đại biểu đã nêu chất vấn tại hội trường.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia". ảnh: VGP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích  quốc gia". ảnh: VGP.

Thủ tướng nhấn mạnh ba điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, chúng ta chân thành làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực

Thứ hai, chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích  quốc gia theo đúng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, luật  pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc; các cam kết khu vực, nhất là DOC; tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử giữa các bên liên quan trên Biển Đông

"Kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia"  ảnh 2

Đại biểu gửi Thủ tướng hơn 20 câu hỏi, có lo lắng về âm mưu của Trung Quốc

(GDVN) - Sáng nay (18/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm rõ thêm các nội dung mà thành viên Chính phủ đã trả lời và tiếp tục trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.

Thứ ba, đồng thời với phát triển kinh tế xã hội, chúng ta phải tăng cường quốc phòng an ninh, phải nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phải tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Phải tranh thủ sự ủng hộ, sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế về chân lý, lẽ phải của chúng ta.

Gìn giữ hòa bình, ổn định để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

Trước đó, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.Hồ Chí Minh) đặt vấn đề: Nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào nền kinh tế Trung Quốc trên hầu hết các lĩnh vực và đe dọa chủ quyền về kinh tế của chúng ta.

Ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới thì Trung Quốc nổi tiếng về việc mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị, cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc ít nhất là trong thời điểm này bởi vì Trung Quốc đang tranh chấp và thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa sẽ tiếp tục chiếm nhiều hơn.

Nhận viện trợ vay ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?

Điểm thứ hai, tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã ra ngày càng tinh vi và có hiện tượng chi phối chính sách luật pháp và khi đó người tham nhũng sẽ sử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại, cử tri hết sức lo lắng.

Rất mong Thủ tướng giải thích cho cử tri thêm về việc này và cho biết những cam kết về giải pháp của Chính phủ và cử tri rất cần những lời cam kết có thể kiểm chứng và xử lý được trách nhiệm về sau?

Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) thì đặt câu hỏi: Trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên biển Đông, Chính phủ sẽ có những chủ trương, giải pháp nào? Đặc biệt, Thủ tướng cho biết việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội đối với ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư?

Ngọc Quang