Làm rõ những nghi ngờ về ô nhiễm, hồ thải bùn đỏ dự án bauxite Nhân Cơ

14/06/2013 07:25
H.Lực - Thu Hồng
(GDVN) -  Khẳng định trước dư luận người đại diện Ban quản lý dự án bauxite Nhân Cơ, khi thực hiện dự án này sẽ không làm mất đi lượng mưa, không làm giảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp mà lại cấp thêm cho sử dụng cho nông nghiệp.
Trước những lo lắng về nguồn nước cấp cho dự án bauxite Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) Đại tá Bùi Quang Tiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án bauxite Nhân Cơ cho rằng, dự án bauxite Nhân Cơ sẽ không ảnh hướng đến lượng mua cũng như nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngược lại dự án này còn giúp tăng thêm nguồn nước phục vụ nông nghiệp.
Theo giải thích của Đại tá Bùi Quang Tiến, tại dự án bauxite Nhân Cơ nguồn nước được lấy để sử dụng cho nhà máy nhiệt điện và dây chuyền alumin. Cụ thể lượng nước sử dụng hàng năm tại dự án bauxite Nhân Cơ, Đại tá Bùi Quang Tiến cho biết sẽ chỉ là 7 triệu m3 nước/ 1 năm không phải 30 triệu m3 nước/ 1 năm.
Đại tá Bùi Quang Tiến lý giải những lo ngại trong vấn đề sử dụng nguồn nước tại dự án Bauxite Nhân Cơ
Đại tá Bùi Quang Tiến lý giải những lo ngại trong vấn đề sử dụng nguồn nước tại dự án Bauxite Nhân Cơ 
“Theo tính toán mỗi năm chúng tôi cần 5 triệu m3 nước nhưng chúng tôi đã thu hồi lại qua một dây chuyền đường ống bơm ngược lại tái sử dụng. Và chỉ thêm 1 triệu m3 nước/năm từ thủy điện Đakit dung lượng hơn 300 triệu m3 nước, chúng tôi chỉ sử dụng 1 triệu m3 nước, là một lượng rất nhỏ chỉ bằng lượng nước bốc hơi mặt hồ. Hai là nước sử dụng cho nhà máy tuyển, để phục vụ cho nhà máy cần một lượng nước khá lớn, xấp xỉ 30 triệu m3 nhưng chúng tôi đã thu hồi lại 23 triệu m3, chỉ cấp thêm 7 triệu m3 do vậy nhà máy chỉ sư dụng 7 triệu m3 nước/ 1 năm” – Đại tá Tiến giải thích.
Theo Đại tá Tiến, nước dùng trong dự án bauxite Nhân Cơ sẽ lấy từ hồ Cầu Tư,  hiện hồ Cầu Từ đang chứa 1,2 triệu m3 nước vì vậy sắp tới ban quản lý dự án sẽ đắp đập và nâng mưc chứa lên 9 triệu m3 nước. Dự kiến sau khi nâng mức chứa sẽ tạo thừa hơn 1 triệu m3 nước, lượng nước này sẽ được dùng cho sản xuất nông nghiệp. “Vì vậy không thể nói chúng tôi sử dụng nhiều nước, và chỉ sử dụng nươc mặt,lượng mưa không mất đi, không làm giảm nguồn nước cho nông nghiệp, mà lại cấp thêm cho sử dụng cho nông nghiệp”, Đại tá Bùi Quang Tiến lập luận. Cũng trong vấn đề sử dụng nước cho dự án Đại tá Tiến cho biết, dự án bauxite Nhân Cơ chỉ sử dụng nước mặt và chưa bao giờ có ý định sử dụng nước ngầm bởi nguồn nước ngầm không đủ hơn nữa sử dụng nguồn nước này sẽ ảnh hưởng đến nhiều thứ khác. Về trước mắt nguồn nước có thể không ảnh hưởng tuy nhiên quá tình biến đổi khí hậu đang diễn ra, trong tương lai gần nước sẽ ít đi và hồ Tây Nguyên cạn đi do ít mưa. Tuy nhiên theo Đại tá Bùi Quang Tiến hiện nay ban quản lý dự án đã có sự tính toán dựa vào quan trắc. Theo đó trong 10 năm tới khu vực Nhân Cơ vẫn sẽ cân bằng được nước, thậm chí dư thừa 2 triệu m3 nước dự trữ. Tuy nhiên theo TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin dù ban quản lý dự án có đưa ra con số tính toán sử dụng nguồn nước mặt tại hồ hồ Cầu Tư. Nhưng thực tế hồ Cầu Tư dù có nâng cao đập thêm 17 - 19 m cũng chỉ chứa được tối đa 18 triệu m3. Cũng theo TS SƠn nguồn nước trong tất cả các hồ này đang là nguồn nước duy nhất trong vùng còn đang thiếu nước tưới cho cà phê, cao su. Vì vậy câu hỏi đặt ra lúc này là viêc dự án bauxite Nhân Cơ sẽ lấy nước nhưng sau đó sẽ trả lại bao nhiêu nước cho người dân để sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa nguồn nước đó có đảm bảo không ảnh hướng đến cây cối hoa mầu nông nghiệp của người dân hay không? Về lo lắng người dân khi xây dựng dự án bauxite Nhân Cơ, ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch xã Nhân Cơ (H.Đắk R’lấp, Đắk Nông) cho biết, mối quan tâm lớn nhất của người dân địa phương vẫn là vấn đề môi trường. “Người dân bây giờ có nhiều thông tin qua báo chí nên có những vấn đề nghi ngờ về ô nhiễm, hồ thải bùn đỏ. Các nhà khoa học tập trung đánh giá tác động môi trường và các đoàn chuyên gia của các bộ, ngành có lấy ý kiến người dân cho dự án, hầu hết cũng đồng tình. Nhưng mong mỏi của người dân ngoài dự án có tác động đến phát triển kinh tế địa phương, thì vẫn phải đảm bảo khai thác phải bảo vệ môi trường, sức khỏe”, ông Thành nói.
“Chúng tôi khẳng định mình là chủ nhà, lao động Việt Nam là 300 lớn hơn lao động Trung Quốc, người nước ngoài ở khu riêng, chấp hành quy định của pháp luật. Không có chuyện công nhân Trung Quốc lấy vợ, lập làng”. - Đại tá Bùi Quang Tiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin Nhân Cơ, thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định

H.Lực - Thu Hồng