Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký hiệp hội nghề cá Việt Nam:

"Ngư dân các nước Asean cần đoàn kết, chống lại sự bành trướng của TQ"

21/05/2013 06:58
Hoàng Lực
(GDVN) - “Nếu có điều kiện chúng ta nên gắn máy thu phát hình cùng với phóng viên truyền hình theo tàu cá ngư dân để thông tin, công bố công khai trực tiếp hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc…”, Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký hiệp hội nghề cá Việt Nam cho biết.
“Đó là mưu tính xảo quyệt theo kiểu “vừa ăn cắp vừa la làng” Việc ngày 6/5 vừa qua, Trung Quốc tổ chức cho 32 tàu cá (trong đó có 1 tàu hậu cần loại 4000 tấn) kéo ra vùng biển quần đảo Trường Sa đánh bắt trái phép, dự kiến kéo dài khoảng 40 ngày. Đáng chú ý, Trung Quốc đã phái các phóng viên, báo đài đi theo đưa tin, quay phim, chụp ảnh hoạt động của các tàu cá Trung Quốc, đưa tin "tàu công vụ nước ngoài" tập kích đội hình 32 tàu cá Trung Quốc khi bắt đầu tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa. Đồng thời lần đầu tiên Trung Quốc công khai tọa độ khu vực 32 tàu cá đánh bắt trái phép ở 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông, cực Tây Nam quần đảo Trường Sa, sát với cái gọi là "đường lưỡi bò" phi pháp nhằm âm mưu "nuốt trọn" Biển Đông.
32 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép, lượn lờ ngoài Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 7 năm ngoái.
32 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép, lượn lờ ngoài Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 7 năm ngoái.
Tiếp đó ngày 13/5, khi 32 tàu cá Trung Quốc vừa kéo đến điểm hạ neo tại tọa độ nêu trên, giới truyền thông Trung Quốc tiếp tục đưa tin, 1 biên đội tàu hộ vệ mang tên lửa của hạm đội Nam Hải thực hiện cái gọi là "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" và diễn tập chống tàu ngầm, bắn đạn thật các loại pháo ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hiệp hội nghề cá Việt Nam cho rằng, Trung Quốc đang công khai âm mưu “nuốt trọn” biển đông và trước mắt uy hiếp tâm lý cho ngư dân Việt Nam để từ đó dần dần biến cái bất tự nhiên thành tự nhiên, điều này cho thấy sự tính toán mưu đồ từ trước chứ không phải hành động nhất thời.
Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hiệp hội nghề cá Việt Nam (ảnh: Hoàng Lực)
Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hiệp hội nghề cá Việt Nam (ảnh: Hoàng Lực)
Đánh giá việc giới chức trách Trung Quốc phái phóng viên cũng như đưa lực lượng hải quân, hải giám, ngư chính Trung Quốc đi theo 32 tàu cá hoạt động trái phép các vùng biển thuộc chủ quyền Việt nam trên Biển Đông khoảng nửa năm trở lại đây. Ông Trấn Cao Mưu cho rằng: “Đó là mưu tính xảo quyệt theo kiểu “vừa ăn cắp vừa la làng” trong khi tàu cá của họ đang khai thác xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam nhưng truyền thông nước này vẫn lu loa “bịa” ra rằng ngư dân của họ bị tàu nước ngoài đe dọa, quấy rối”.
Ngoài mục đích đó theo ông Mưu việc Trung Quốc đưa truyền thông theo các tàu cá cũng nhằm mục đích tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông. Từ đó ra tăng lượng tàu đánh bắt cá dần dần qua thời gian kiểm soát từng vùng biển của Việt Nam. “Tôi nghĩ con số 32 tàu cá Trung Quốc chưa phải là con số thật bởi với ý định xâm chiếm của họ đã rõ ràng, số lượng tàu xâm phạm vùng biển Việt Nam sẽ còn lớn hơn nhiều” – Ông Trần Cao Mưu nhận định.Ngư dân các nước Asean như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia… kết nối đoàn kết với nhau
Cũng theo ông Trần Cao Mưu mới đây nhất khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm khai thác biển tử 16h ngày 16/5/2013 đến 12h ngày 1/8/2013. “Nếu lệnh cấm này của Trung Quốc áp dụng trên vùng biển thuộc chủ quyền của họ sẽ không có gì đáng nói tuy nhiên lại đưa ra trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam rõ ràng đã vi phạm Hiệp định quốc tế về biển năm 1982” – Ông Mưu cho biết. Trước động thái này của Trung Quốc theo ông Trần Cao Mưu để giúp ngư dân vững vàng khi ra khơi vừa để đảm bảo đời sống vừa khẳng định quyền và chủ quyền của Việt Nam chúng ta cần trang bị cho ngư dân thiết bị thu phát hình trên các tàu cá. Hoặc nếu có điều kiện sẽ đưa các phóng viên, nhà báo truyền hình đi cùng để ghi nhận có thông tin kịp thời tố cáo hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. “Theo tôi nếu chúng ta có điều kiện nên gắn các thiết bị thu phát hình ghi lại hình ảnh vi phạm chủ quyền của tàu cá, tàu hải quân, hải giám…của Trung Quốc. Bởi chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng chọn giải pháp hòa bình, đàm phán vì thế những hình ảnh này sẽ là bằng chứng cho vi phạm trắng trợn của Trung Quốc. Thậm chí có thể cử phóng viên, truyền hình đi theo tôi nghĩ sẽ giúp ngư dân thêm vững vàng hơn” – Ông Mưu khẳng định. Về tầm vĩ mô để chống lại thái độ ngang ngược của Trung Quốc khi các nước Đông Nam Á đã cùng sát cánh giải quyết vấn đề trên Biển Đông. Theo đó ông Mưu cho rằng lãnh đạo các nước trong khu vực Asean cũng nên là cầu nối để ngư dân các nước Asean như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia…có vùng biển đang tranh chấp với Trung Quốc, sát cánh lại cùng bảo vệ lẫn nhau. “Theo tôi lãnh đạo các nước Asean nên chấp cầu nối cho ngư dân các nước Asean như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia… kết nối đoàn kết với nhau vừa khai thác cá vừa chống lại sự bành chướng của tàu cá và ngư dân Trung Quốc cũng như các lực lượng quân sự Trung Quốc trên biển” – Ông Mưu bày tỏ. Trước những động thái ngày càng ngang ngược của Trung Quốc theo ông Trần Cao Mưu bên cạnh vai trò của lực lượng như: Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển, Biên phòng, Kiểm ngư thì ngư dân chính là một nhân tố quan trọng thể hiện chủ quyến biển và biển đảo của Việt Nam. Vì vậy để giúp ngư dân có thêm nhiều động lực vững vàng ra khơi ông Mưu cho rằng, chính phủ nên có thêm nhiều chính sách ưu đãi giúp ngư dân thêm gắn bó với tàu và biển đảo quê hương.
Hoàng Lực