Thiếu tướng Trần Thế Quân: Không phải cứ cho xe đi là trốn được tội

07/03/2016 07:51
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) -"Trường hợp xe va chạm được“cho đi”, sau đó sửa chữa nhằm che dấu vết, nhưng biên bản hồ sơ thì không thể sửa chữa. Không phải cứ "cho xe đi" là trốn được tội".

LTS:Có ý kiến cho rằng, Dự thảo đề cập về quy định một số tình huống cụ thể trong điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng có phần “ưu ái” cho cán bộ cao cấp cao.

Để làm rõ vấn đề này, hôm 6/3, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an.

PV: Có ý kiến cho rằng, sẽ thiếu công bằng nếu cán bộ cao cấp được “ưu ái” trong việc giải quyết tai nạn giao thông. Quan điểm của ông về nhận định trên như thế nào?

Thiếu tướng Trần Thế Quân: Người dân phân vân về việc có hay không sự "ưu ái" trong Dự thảo mới ban hành là đúng. 

Tuy nhiên sự công bằng ở đây phải hiểu rằng, người nào vi phạm cũng bị xử lý như nhau và đảm bảo đúng quy trình xử lý. 

Trong trường hợp xe cán bộ cấp cao liên quan tới tai nạn giao thông, thì lực lượng chức năng vừa phải kết hợp việc xử lý tai nạn giao thông đúng quy trình, quy định vừa phải đảm bảo yêu cầu công vụ, cảnh vệ cho lãnh đạo cấp cao. 

Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an (ảnh: Tiền Phong).
Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an (ảnh: Tiền Phong).

Thực tế, không ít trường hợp lực lượng cảnh sát giao thông gặp những khó khăn khi xử lý những trường hợp này khi xảy ra tai nạn.

Do đó, cần một Thông tư hướng dẫn để thực hiện thống nhất, cụ thể.

Cần phải nói thêm rằng, Dự thảo đề cập rất rõ việc xử lý tai nạn giao thông. Xin nhắc lại, mọi vi phạm giao thông đều được xử lý như nhau. Vi phạm đến đâu xử lý đến đó.

Khi xảy ra tai nạn thì phải yêu cầu lái xe ký vào biên bản và giấy hẹn tới trụ sở cơ quan Công an để tiếp tục giải quyết về sau này...

Nếu là tai nạn nguy hiểm tới tính mạng, thì vật chứng sau tai nạn (đã được cho đi) có được đảm bảo? quy trình xử lý tai nạn có đảm bảo tính khách quan?

Thiếu tướng Trần Thế Quân: Những cán bộ cao cấp thường có lái xe để phục vụ nhiệm vụ.

Trường hợp khi xảy ra tai nạn, lái xe vẫn phải ký biên

Thiếu tướng Trần Thế Quân: Không phải cứ cho xe đi là trốn được tội ảnh 2

"Xe cán bộ cao cấp được ưu tiên khi xảy ra tai nạn nghe rất phản cảm"

bản, và tuân thủ các thủ tục khi giải quyết tai nạn giao thông (thu thập chứng cứ, xử lý thông tin, xử lý vi phạm…).

Do đó, có thể trường hợp xe được“cho đi”, sau đó sửa chữa nhằm che dấu vết, nhưng biên bản hồ sơ thì không thể sửa chữa.

Không phải cứ "cho xe đi" là trốn được tội.

Cần phải nói thêm rằng, dự thảo luật này không vi phạm các quy định của pháp luật trong việc xử lý tai nạn giao thông đã được quy định trước đó.

Trường hợp chính cán bộ cao cấp lái xe gây tai nạn nghiêm trọng (chết người) thì giải quyết thế nào?

Thiếu tướng Trần Thế Quân: Đây chỉ là Dự thảo áp dụng trong phạm vi xử lý hành chính.

Nếu quy trình điều tra tai nạn giao thông, phát hiện dấu hiệu hình sự thì nó phải chuyển sang một quy trình khác.

Trong trường hợp này, lực lượng chức năng phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra theo quy định.

Khi đưa ra Dự thảo này, Bộ Công an đã tính toán tới việc người ta lợi dụng xe chở cán bộ cấp cao để làm việc riêng, tăng nguy cơ gây tai nạn không?

Thiếu tướng Trần Thế Quân: Nếu có trường hợp trên thì bản thân thông tư này không thể giải quyết được.

Chuyện người ta lợi dụng xe công vụ để làm chuyện xấu (gây tai nạn) thì cái đó thuộc văn bản quy định khác. 

Mặt khác, đó còn là trách nhiệm thuộc về đơn vị trực tiếp quản lý xe công.

Nếu áp dụng xử lý vi phạm giao thông kiểu “cho đi” như vậy sẽ tạo tiền lệ xấu trong việc đảm bảo an toàn giao thông nói chung?

Thiếu tướng Trần Thế Quân: Chắc không có chuyện đó đâu!

Là cán bộ cấp cao thì càng phải gương mẫu hơn chứ làm sao có chuyện lợi dụng hoặc điều khiển để gây tai giao thông.

Việc tham gia đóng góp ý kiến về Dự thảo này sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Thiếu tướng Trần Thế Quân: Nếu như lâu nay, những Dự thảo tương tự chỉ được xem xét nội bộ.

Tuy nhiên nhiên, Bộ Công an thấy rằng, tuy Dự thảo là nghiệp vụ ngành Công an nhưng có liên quan tới người

"Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Càng là cán bộ câp cao càng phải tuân thủ điều này. Không thể xây dựng luật theo cách "ưu ái" như vậy được. Điều này là bất hợp lý", Luật sư Phạm Quốc Bình, Chủ tịch Công ty luật Long Hà nêu quan điểm.

dân thì cần lấy ý kiến rộng rãi.

Đó là sự cầu thị, tiếp thu để xây dựng văn bản luật là phù hợp với thực tiễn.

Tôi cho rằng, thời gian gần đây, người dân hết sức quan tâm tới pháp luật.

Điều này hoàn toàn tốt bởi họ có quan tâm tới pháp luật thì việc tuân thủ pháp luật càng được nâng cao.

Mong rằng, trong thời gian tới người dân có thể đóng góp thêm ý kiến bổ sung vào Dự thảo qua cổng thông tin điện tử Bộ Công an tại Website: www.mps.gov.vn.

Nếu những ý kiến hợp lý, nằm trong phạm vi điều chỉnh chúng tôi sẽ họp bàn tiếp thu ý kiến, có hướng xử lý cho phù hợp.

Trân trọng cảm ơn ông!

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)