"Tội phạm tham nhũng cứ bắt, nhốt hết vào lồng cho vợ con nuôi"

27/08/2015 07:28
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất bỏ án tử hình đối với tội phạm tham nhũng…

“Không thể nhân nhượng”

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bỏ hình phạt tử hình ở 7/22 tội danh vẫn là vấn đề nóng, gây nhiều tranh luận.

Về tội tham nhũng, dự thảo Bộ luật đưa ra quy định, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm... được xem xét không áp dụng án tử hình.

Hôm 26/8, bên lề hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách, thảo luận về dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xung quanh dự thảo xem xét bỏ án tử hình đối với tội danh tham nhũng.

Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng), không nên bỏ án tử hình đối với tội danh này.

“Không thể thông qua việc bỏ án tử hình đối với tội danh tham nhũng, bởi lẽ tham nhũng ở nước ta hiện nay rất nghiêm trọng, phức tạp.

Đây là quan điểm của rất nhiều Đại biểu chứ không

"Tội phạm tham nhũng cứ bắt, nhốt hết vào lồng cho vợ con nuôi" ảnh 1

Quan điểm trái ngược vụ Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USD

riêng gì tôi. Đối với tội danh này Quốc hội đã cho ý kiến không thông qua”, Đại biểu thuyền cho hay.

Cũng liên quan tới tội phạm tham nhũng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, nếu phi hình sự tội danh “cố ý làm trái” là một sai lầm lớn.

“Nếu bỏ tội danh này sẽ bỏ lọt tội phạm, đặc biệt là tội tham nhũng. Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ vi phạm có thể được tha hết.

Thực tế mà nói, nhiều trường hợp người ta không chứng minh được tội tham nhũng, cho nên mới xử sang tội cố ý làm trái.

Nếu bây giờ bỏ tội danh này coi như không xử lý được cán bộ vi phạm”, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (đoàn lâm Đồng). Ảnh: Truyền hình Quốc hội).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (đoàn lâm Đồng). Ảnh: Truyền hình Quốc hội).

Từ những phân tích trên, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, luật pháp cần thể hiện nghiêm khắc mới có thể răn đe được tội phạm. 

“Nếu bây giờ bỏ án tử hình vì mục đích nhân đạo thì không ổn. Nếu nhân đạo với tội phạm thì người ta sẽ nghĩ gì về xã hội này?

Mặt khác, nếu quá nhân đạo với tội phạm, sẽ vô nhân đạo với xã hội”, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nhận định.

Trong khi đó, Đại biểu Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) lại cho rằng, nên hạn chế áp dụng biện pháp tử hình đối với nhiều tội danh trong đó có tội danh tham nhũng.

“Quyền được sống là quyền phổ quát, hàng đầu đối với con người. Do vậy, chúng ta cũng cần tôn trọng điều này.

Mặt khác, chính sách pháp luật của nước ta chủ yếu nhằm giáo dục, răn đe tội phạm, tạo cơ hội cho họ có cơ hội, cải tạo, trở về cuộc sống đời thường.

Nếu họ bị tước đoạt mạng sống rồi thì việc giáo dục đối với chủ thể phạm tội không còn tác dụng gì", Đại biểu Lê Nam lưu ý. 

Từ những phân tích trên, Đại biểu Lê Nam cho rằng, việc áp dụng các biện pháp pháp nhằm giáo dục, răn đe phòng ngừa tội phạm mới là việc cần được ưu tiên hàng đầu thay bằng việc áp dụng biện pháp trừng trị (tử hình). 

“Đó cũng là yếu tố đảm bảo duy trì nền tảng, ý thức pháp luật của con người. Đồng thời thể hiện tính nhân đạo, ưu việt của Đảng, Nhà nước ta…”, Đại biểu Lê Nam nhận định.

Xử lý tội phạm, thu hồi tài sản tham nhũng

Theo Đại biểu Lê Nam, có thể áp dụng nhiều hình phạt khác nhau nhằm giáo dục đối tượng phạm tội tham nhũng, thay cho biện pháp tử hình.

“Chính sách pháp luật phải có bước đột phá, để khi ban hành, nó phải có tác dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa làm được điều này.

Tôi lấy ví dụ, một trong những biện chống tham nhũng hiện nay là kê khai tài sản. Nhưng việc làm này ít hiệu quả vì kê khai còn nặng tính hình thức. Tại sao chúng ta không có tội “kê khai không đúng tài sản” để bắt giữ người vi phạm?

Mặt khác, đối với người phạm tội tham nhũng, chẳng cần giam giữ phạm nhân trong tù làm gì. Bây giờ cứ làm cho người ta cái lồng rồi nhốt vào trong đó, để vợ con họ nuôi là xong”, Đại biểu Lê Nam đề nghị. 

Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa). Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM)
Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa). Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM)

Cũng theo Đại biểu Lê Nam, đây là “ý tưởng” ông đã đề xuất từ lâu nhưng vẫn chưa được áp dụng.

“Trong phiên họp toàn thể trước đó, tôi đã đề xuất áp dụng biện pháp này, nhưng có lẽ do ý kiến của tôi quá lẻ loi nên chưa được quan tâm. Nhưng tôi sẽ tiếp tục đề nghị để được xem xét”, Đại biểu Lê Nam cho biết.

Ngoài ra, theo Đại biểu Lê Nam có thể áp dụng hình phạt gậy để răn đe loại tội phạm này. 

“Tôi đề nghị nên khôi phục lại hình phạt gậy để răn đe. Singapore người ta vẫn dùng gậy, cha ông ta cũng từng sử dụng để xử lý tội phạm tham nhũng.

Dùng gậy vừa dễ dàng, tính răn lại rất cao. Hình phạt

"Tội phạm tham nhũng cứ bắt, nhốt hết vào lồng cho vợ con nuôi" ảnh 4

Nguyên Chủ tịch Vinashin phải bồi thường dân sự trên 540 tỷ đồng

này đánh vào lòng tự trọng con người là chính.

Còn việc trừng phạt thể xác đối với người phạm tội chưa hẳn đã lớn. Tôi nghĩ nếu khôi phục lại hình phạt này sẽ rất tốt. 

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, cần giữ nguyên biện pháp tử hình đối với tội danh tham nhũng. Bên cạnh việc nghiêm trị các hành vi vi phạm, cần chú ý tới công tác thu hồi tài sản. 

"Xã hội đang lên án hành vi phạm tội của tội phạm. Nếu chỉ cảm hóa xong rồi để cho nó tồn tại thì không ổn.

Ở Trung Quốc, đối với tội tham nhũng, họ vẫn áp dụng biện pháp tử hình, nhưng nhiều trường hợp cho hoãn 2 năm để khắc phục hậu quả.

Trong trường hợp người phạm tội khắc phục được hậu quả có thể giảm tội. Theo tôi đây là một cách có thể tham khảo...”, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu giải pháp.

QUỐC TOẢN