Từ vụ Dương Chí Dũng: Trăm đắng nghìn cay đời tội phạm trốn truy nã

11/09/2012 07:08
Lăng Nguyễn (tổng hợp)
(GDVN) - Tội phạm trốn truy nã thường được nghĩ đến là những kẻ nhiều mánh khóe, tuyệt chiêu trong việc trốn chạy. Nhưng trong hành trình cô độc ấy, chắc có lẽ chỉ có họ mới hiểu được những cam go, cực nhục mà mình đã phải trải qua.
Tội phạm trốn truy nã thường được nghĩ đến là những kẻ nhiều mánh khóe, tuyệt chiêu trong việc trốn chạy. Nhưng trong hành trình cô độc ấy, chắc có lẽ chỉ có họ mới hiểu được những cam go, cực nhục mà mình đã phải trải qua.

Tội phạm trốn truy nã thường được nghĩ đến là những kẻ nhiều mánh khóe, tuyệt chiêu trong việc trốn chạy. Nhưng trong hành trình cô độc ấy, chắc có lẽ chỉ có họ mới hiểu được những cam go, cực nhục mà mình đã phải trải qua.

Nhắc đến cái tên Hồ Văn Hồng (57 tuổi, ngụ ấp Cái Bát, xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình, Cà Mau), nhiều người dân địa phương ai cũng sợ hãi vì sự hung hăng, côn đồ của hắn. Tối 29.5.2004, khi 3 người làm công cho gia đình ông Thậm, hàng xóm nhà Hồng, là Tây, Nhỏ và Tài đang ngủ canh tôm thì phát hiện Khởi (con trai của Hồng) đi qua lại gần đầm tôm của gia đình ông Thậm. Nghĩ Khởi đang có ý định phá vuông tôm nên những người làm công này hè nhau bao vây, đánh Khởi.

Nhắc đến cái tên Hồ Văn Hồng (57 tuổi, ngụ ấp Cái Bát, xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình, Cà Mau), nhiều người dân địa phương ai cũng sợ hãi vì sự hung hăng, côn đồ của hắn. Tối 29.5.2004, khi 3 người làm công cho gia đình ông Thậm, hàng xóm nhà Hồng, là Tây, Nhỏ và Tài đang ngủ canh tôm thì phát hiện Khởi (con trai của Hồng) đi qua lại gần đầm tôm của gia đình ông Thậm. Nghĩ Khởi đang có ý định phá vuông tôm nên những người làm công này hè nhau bao vây, đánh Khởi.

Sau trận đòn này, Khởi ôm hận trong lòng nên khoảng 3 ngày sau y lên kế hoạch cùng anh em trong gia đình sang phần đất của gia đình ông Thậm gây sự, nhằm có cớ đánh lại để trả thù. Kế hoạch được vạch ra, Khởi và các chiến hữu thực hiện nhưng không thành, lại còn bị đánh cho một trận no đòn. Sau hai lần bị đánh, Khởi kể lại toàn bộ sự việc cho cha là Hồ Văn Hồng. Nghe con kể xong, máu côn đồ nổi lên, Hồng đi tìm thuê người đánh dằn mặt gia đình ông Thậm. Vậy là một cuộc chém, giết như phim kiếm hiệp xảy ra tại vùng quê nghèo xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình. Cơ quan điều tra sau đó vào cuộc, khởi tố vụ án, khởi tố bị can những người tham gia cuộc hỗn chiến về hành vi cố ý hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.

Sau trận đòn này, Khởi ôm hận trong lòng nên khoảng 3 ngày sau y lên kế hoạch cùng anh em trong gia đình sang phần đất của gia đình ông Thậm gây sự, nhằm có cớ đánh lại để trả thù. Kế hoạch được vạch ra, Khởi và các chiến hữu thực hiện nhưng không thành, lại còn bị đánh cho một trận no đòn. Sau hai lần bị đánh, Khởi kể lại toàn bộ sự việc cho cha là Hồ Văn Hồng. Nghe con kể xong, máu côn đồ nổi lên, Hồng đi tìm thuê người đánh dằn mặt gia đình ông Thậm. Vậy là một cuộc chém, giết như phim kiếm hiệp xảy ra tại vùng quê nghèo xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình. Cơ quan điều tra sau đó vào cuộc, khởi tố vụ án, khởi tố bị can những người tham gia cuộc hỗn chiến về hành vi cố ý hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.

Nhưng Hồ Văn Hồng như bóng ma, bỗng biến mất một cách kỳ lạ, không để lại dấu vết. Công an H.Thới Bình (Cà Mau) đã ra quyết định truy nã trên toàn quốc đối với Hồng. Trong lúc công an cất công truy tìm, điều không ai ngờ tới là Hồng vẫn ở trong nhà. Thì ra, Hồng và gia đình mình từ lâu đã có một căn hầm nhỏ trong bếp, được ngụy trang bằng thùng than. Mỗi khi có công an tìm tới, thì lập tức Hồng chui xuống hầm, người thân trong gia đình tìm cách nói lớn tiếng, ngăn cản lực lượng kiểm tra để đánh động cho Hồng chạy trốn.
Nhưng Hồ Văn Hồng như bóng ma, bỗng biến mất một cách kỳ lạ, không để lại dấu vết. Công an H.Thới Bình (Cà Mau) đã ra quyết định truy nã trên toàn quốc đối với Hồng. Trong lúc công an cất công truy tìm, điều không ai ngờ tới là Hồng vẫn ở trong nhà. Thì ra, Hồng và gia đình mình từ lâu đã có một căn hầm nhỏ trong bếp, được ngụy trang bằng thùng than. Mỗi khi có công an tìm tới, thì lập tức Hồng chui xuống hầm, người thân trong gia đình tìm cách nói lớn tiếng, ngăn cản lực lượng kiểm tra để đánh động cho Hồng chạy trốn.
Ban ngày, Hồng không dám ra ngoài, nhưng thỉnh thoảng vẫn tổ chức tụ tập ăn uống với họ hàng. Buổi tối, khi không còn nhìn rõ mặt người, hắn vẫn đi bắt tôm, bắt cá như một người nông dân bình thường. Cuộc sống trốn chui, trốn lủi của Hồng cứ thế trôi qua 5 năm dài đằng đẵng. Trong hơn 5 năm ấy, Hồng đã hàng ngàn lần chui xuống hầm tối om khi có người lạ xuất hiện. Nhưng lưới trời lồng lộng, kẻ trốn lệnh truy nã cuối cùng cũng sa lưới pháp luật.

Ban ngày, Hồng không dám ra ngoài, nhưng thỉnh thoảng vẫn tổ chức tụ tập ăn uống với họ hàng. Buổi tối, khi không còn nhìn rõ mặt người, hắn vẫn đi bắt tôm, bắt cá như một người nông dân bình thường. Cuộc sống trốn chui, trốn lủi của Hồng cứ thế trôi qua 5 năm dài đằng đẵng. Trong hơn 5 năm ấy,  Hồng đã hàng ngàn lần chui xuống hầm tối om khi có người lạ xuất hiện. Nhưng lưới trời lồng lộng, kẻ trốn lệnh truy nã cuối cùng cũng sa lưới pháp luật.

Bỏ trốn sang Trung Quốc, Lê Thị Kim Dung, một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán ma túy thú nhận đã phải trả giá đắt cho cuộc sống lang bạt nơi xứ người. 6 năm trốn chạy, chị ta đã rơi vào tay những kẻ buôn người nơi đất khách. Ngày bị bắt và được trở về Việt Nam lại trở thành ngày hạnh phúc của người đàn bà này. Năm 2005, từ vùng quê Phi Mô, Lạng Giang, Bắc Giang, Dung cùng người em gái là Lê Thị Kim Chung (40 tuổi) rời quê ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề gội đầu tại phố Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Bỏ trốn sang Trung Quốc, Lê Thị Kim Dung, một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán ma túy thú nhận đã phải trả giá đắt cho cuộc sống lang bạt nơi xứ người. 6 năm trốn chạy, chị ta đã rơi vào tay những kẻ buôn người nơi đất khách. Ngày bị bắt và được trở về Việt Nam lại trở thành ngày hạnh phúc của người đàn bà này. Năm 2005, từ vùng quê Phi Mô, Lạng Giang, Bắc Giang, Dung cùng người em gái là Lê Thị Kim Chung  (40 tuổi) rời quê ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề gội đầu tại phố Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Nhưng đây cũng chỉ là hình thức che mắt hoạt động buôn bán ma túy của chị em Dung. Ngày 4/11/2006, Dung được Vương Kim Nhung (35 tuổi) một con nghiện ma túy ở ngõ Tô Hoàng, phường Ô Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng môi giới bán 3 cây heroin (trị giá khoảng 40 triệu đồng) cho một người phụ nữ. Việc thỏa thuận xong xuôi, Vương Kim Nhung khi nhận ma túy từ Lê Thị Kim Dung đã bị Cơ quan Công an bắt giữ. Thấy động, Dung bỏ trốn, để mặc cô em gái Lê Thị Kim Chung bị công an bắt giữ ngay sau đó khi đang ngồi nhận tiền bán heroin tại một quán nước. Chung bị xử 15 năm tù giam về tội mua bán trái phép chất ma túy. Vương Kim Nhung bị xử 16 năm tù giam. Còn Dung do bỏ trốn nên đã bị truy nã. Điều mà không ai ngờ tới là trong 6 năm trốn truy nã ấy, Dung đã nhiều lần rơi vào tay bọn buôn người ở Trung Quốc và phải chịu biết bao cực nhục, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Nhưng đây cũng chỉ là hình thức che mắt hoạt động buôn bán ma túy của chị em Dung. Ngày 4/11/2006, Dung được  Vương Kim Nhung (35 tuổi) một con nghiện ma túy ở ngõ Tô Hoàng, phường Ô Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng môi giới bán 3 cây heroin (trị giá khoảng 40 triệu đồng) cho một người phụ nữ. Việc thỏa thuận xong xuôi, Vương Kim Nhung khi nhận ma túy từ Lê Thị Kim Dung đã bị Cơ quan Công an bắt giữ. Thấy động, Dung bỏ trốn, để mặc cô em gái Lê Thị Kim Chung bị công an bắt giữ ngay sau đó khi đang ngồi nhận tiền bán heroin tại một quán nước. Chung bị xử 15 năm tù giam về tội mua bán trái phép chất ma túy. Vương Kim Nhung bị xử 16 năm tù giam. Còn Dung do bỏ trốn nên đã bị truy nã. Điều mà không ai ngờ tới là trong 6 năm trốn truy nã ấy, Dung đã nhiều lần rơi vào tay bọn buôn người ở Trung Quốc và phải chịu biết bao cực nhục, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Ngày 27/3/2012, Dung được công an Trung Quốc bàn giao cho công an Việt Nam. Trên đường trở về Hà Nội thụ án, nhận từ tay Trung tá Nguyễn Thị Ngọc Lan, điều tra viên Đội 5 PC47 Công an Hà Nội gói đồ để dùng trong tù, Dung đã bật khóc nức nở. Dung nói: "Về Việt Nam, được đối xử tốt như thế này, em thấy ân hận vì đã không ra đầu thú sớm. 6 năm lang bạt, sống vật vờ trên đất khách, em thấy không đâu bằng quê nhà". Và trên hành trình về Hà Nội, người đàn bà này đã trải lòng kể về quãng thời gian bỏ trốn của mình.

Ngày 27/3/2012, Dung được công an Trung Quốc bàn giao cho công an Việt Nam. Trên đường trở về Hà Nội thụ án, nhận từ tay Trung tá Nguyễn Thị Ngọc Lan, điều tra viên Đội 5 PC47 Công an Hà Nội gói đồ để dùng trong tù, Dung đã bật khóc nức nở. Dung nói: "Về Việt Nam, được đối xử tốt như thế này, em thấy ân hận vì đã không ra đầu thú sớm. 6 năm lang bạt, sống vật vờ trên đất khách, em thấy không đâu bằng quê nhà". Và trên hành trình về Hà Nội, người đàn bà này đã trải lòng kể về quãng thời gian bỏ trốn của mình.

Chị ta nói rằng cuộc sống ở Bắc Giang của hai vợ chồng và hai đứa con chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng đã khiến chị ta liều mạng dính vào thứ "hàng trắng" khi cùng em gái ra Hà Nội mưu sinh. Khi biết tin Chung bị Công an bắt giữ, chị ta vội vàng bỏ trốn, không kịp mang theo tư trang. Đứa con trai chưa đầy hai tuổi ở phòng trọ cũng mặc. Chị ta lên chuyến tàu đi Lạng Sơn với mấy trăm nghìn trong túi và một tâm trạng rối bời. Lúc đó chị ta mới thấy thấm thía sự trả giá khắc nghiệt khi dính vào ma túy. Đứa con gái lớn vừa vào cấp ba, rất cần sự chỉ bảo của người mẹ để trưởng thành về tâm sinh lý tuổi thiếu nữ. Đứa con trai nhỏ mới dứt hơi sữa, đêm đêm khóc đòi mẹ. Tự nhiên gia đình tan đàn xẻ nghé. Quay lại sẽ bị bắt. Còn đi tiếp thì đi về đâu? Cả đêm đó, Lê Thị Kim Dung đã thức trắng và khóc...

Chị ta nói rằng cuộc sống ở Bắc Giang  của hai vợ chồng và hai đứa con chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng đã khiến chị ta liều mạng dính vào thứ "hàng trắng" khi cùng em gái ra Hà Nội mưu sinh. Khi biết tin Chung bị Công an bắt giữ, chị ta vội vàng bỏ trốn, không kịp mang theo tư trang. Đứa con trai chưa đầy hai tuổi ở phòng trọ cũng mặc. Chị ta lên chuyến tàu đi Lạng Sơn với mấy trăm nghìn trong túi và một tâm trạng rối bời. Lúc đó chị ta mới thấy thấm thía sự trả giá khắc nghiệt khi dính vào ma túy. Đứa con gái lớn vừa vào cấp ba, rất cần sự chỉ bảo của người mẹ để trưởng thành về tâm sinh lý tuổi thiếu nữ. Đứa con trai nhỏ mới dứt hơi sữa, đêm đêm khóc đòi mẹ. Tự nhiên gia đình tan đàn xẻ nghé. Quay lại sẽ bị bắt. Còn đi tiếp thì đi về đâu?  Cả đêm đó, Lê Thị Kim Dung đã thức trắng và khóc...

Người phụ nữ ngồi ghế bên cạnh hỏi chuyện, Dung nói dối bị chồng đánh đập, đối xử tệ bạc nên bỏ đi. Người phụ nữ an ủi, động viên rằng "thôi cái số mình khổ như vậy thì đi kiếm việc làm mà nuôi con cái", rồi hứa sẽ giúp Dung tìm việc. Khi đến Lạng Sơn, khu vực giáp biên giới, người phụ nữ đưa Dung tới một nhà trọ nghỉ rồi hôm sau dẫn sang Trung Quốc, bàn giao cho mấy người khác. Cứ nghĩ đã tìm được việc nhưng những người này tiếp tục đưa chị ta lên ôtô đi sâu vào nội địa tỉnh Quảng Châu. Những người này giao Dung cho một người đàn ông Trung Quốc khoảng hơn 30 tuổi có tên Sùng Sính. Anh ta dắt Dung về nhà, mua cho một bộ quần áo màu đỏ, hài đỏ, khăn trùm màu đỏ và đưa Dung vào căn phòng trang trí toàn màu đỏ.

Người phụ nữ ngồi ghế bên cạnh hỏi chuyện, Dung nói dối bị chồng đánh đập, đối xử tệ bạc nên bỏ đi. Người phụ nữ an ủi, động viên rằng "thôi cái số mình khổ như vậy thì đi kiếm việc làm mà nuôi con cái", rồi hứa sẽ giúp Dung tìm việc. Khi đến Lạng Sơn, khu vực giáp biên giới, người phụ nữ đưa Dung tới một nhà trọ nghỉ rồi hôm sau dẫn sang Trung Quốc, bàn giao cho mấy người khác. Cứ nghĩ đã tìm được việc nhưng những người này tiếp tục đưa chị ta lên ôtô đi sâu vào nội địa tỉnh Quảng Châu. Những người này giao Dung cho một người đàn ông Trung Quốc khoảng hơn 30 tuổi có tên Sùng Sính. Anh ta dắt Dung về nhà, mua cho một bộ quần áo màu đỏ, hài đỏ, khăn trùm màu đỏ và đưa Dung vào căn phòng trang trí toàn màu đỏ.

Lúc đó, chị ta mới hiểu rằng mình đã bị bán đi làm vợ. Nhà nghèo, không đủ tiền để cưới vợ người Trung Quốc, Sùng Sính mua Dung về làm vợ. Lần đầu tiên cưới vợ nên anh ta đã cố gắng mua sắm cho cô dâu đầy đủ theo phong tục của người Trung Quốc. Đó là người chồng đầu tiên của Dung tại Trung Quốc. Ở với người chồng đầu được hơn 2 năm, Dung có mang nhưng chỉ được hơn 3 tháng thì sảy thai. Bất đồng về ngôn ngữ, lại không sinh được con cho chồng, chị ta quyết định bỏ trốn. Lang thang, để có tiền sinh sống, Dung xin vào làm việc rửa bát, bưng bê tại các quán ăn.

Lúc đó, chị ta mới hiểu rằng mình đã bị bán đi làm vợ. Nhà nghèo, không đủ tiền để cưới vợ người Trung Quốc, Sùng Sính mua Dung về làm vợ. Lần đầu tiên cưới vợ nên anh ta đã cố gắng mua sắm cho cô dâu đầy đủ theo phong tục của người Trung Quốc. Đó là người chồng đầu tiên của Dung tại Trung Quốc. Ở với người chồng đầu được hơn 2 năm, Dung có mang nhưng chỉ được hơn 3 tháng thì sảy thai. Bất đồng về ngôn ngữ, lại không sinh được con cho chồng, chị ta quyết định bỏ trốn. Lang thang, để có tiền sinh sống, Dung xin vào làm việc rửa bát, bưng bê tại các quán ăn.

Chị ta lại rơi vào tay những kẻ buôn người một lần nữa. Không thể bán Dung vào nhà thổ vì chị ta đã có tuổi, bọn chúng gả bán Dung cho một người đàn ông trên 40 tuổi mới có cơ hội lấy vợ lần đầu. Chưa đầy hai năm sau, cuộc sống vất vả, tù túng khiến Dung không chịu nổi. Chị ta lại bỏ trốn và lưu lạc sang tỉnh Vân Nam. Tại đây, chị ta lại bị bọn buôn người gả bán một lần nữa. Sau 6 năm lẩn trốn tại Trung Quốc, đến tháng 2/2012, qua thông tin trao đổi quan hệ phối hợp trong phòng chống tội phạm và bắt đối tượng truy nã giữa Công an hai nước Việt Nam - Trung Quốc, Công an Vân Nam đã bắt giữ được Lê Thị Kim Dung.

Chị ta lại rơi vào tay những kẻ buôn người một lần nữa. Không thể bán Dung vào nhà thổ vì chị ta đã có tuổi, bọn chúng gả bán Dung cho một người đàn ông trên 40 tuổi mới có cơ hội lấy vợ lần đầu. Chưa đầy hai năm sau, cuộc sống vất vả, tù túng khiến Dung không chịu nổi. Chị ta lại bỏ trốn và lưu lạc sang tỉnh Vân Nam. Tại đây, chị ta lại bị bọn buôn người gả bán một lần nữa. Sau 6 năm lẩn trốn tại Trung Quốc, đến tháng 2/2012, qua thông tin trao đổi quan hệ phối hợp trong phòng chống tội phạm và bắt đối tượng truy nã giữa Công an hai nước Việt Nam - Trung Quốc, Công an Vân Nam đã bắt giữ được Lê Thị Kim Dung.

Lê Thị Kim Dung tâm sự thật lòng rằng, 6 năm ở với 3 người chồng, trừ người chồng đầu chị ta còn nhớ tên là Sùng Sính, hai người chồng sau Dung chẳng thể nhớ tên họ vì không biết tiếng. Mà nhớ để làm gì, khi cuộc sống vợ chồng không có tình cảm. "Họ cho ăn gì thì mình ăn nấy, họ làm gì thì nhìn người ta mà làm theo. Ngày Tết, họ đi chơi vui vẻ, còn mình thì quanh quẩn ở nhà. Nhớ con quay quắt. Mình đang có một gia đình êm ấm, có những đứa con mà giờ đây lại phải đi làm vợ người khác ở một nơi xa lạ, bỏ con ở quê hương". Nhắc đến con, người đàn bà buôn ma túy này bật khóc nức nở.

Lê Thị Kim Dung tâm sự thật lòng rằng, 6 năm ở với 3 người chồng, trừ người chồng đầu chị ta còn nhớ tên là Sùng Sính, hai người chồng sau Dung chẳng thể nhớ tên họ vì không biết tiếng. Mà nhớ để làm gì, khi cuộc sống vợ chồng không có tình cảm. "Họ cho ăn gì thì mình ăn nấy, họ làm gì thì nhìn người ta mà làm theo. Ngày Tết, họ đi chơi vui vẻ, còn mình thì quanh quẩn ở nhà. Nhớ con quay quắt. Mình đang có một gia đình êm ấm, có những đứa con mà giờ đây lại phải đi làm vợ người khác ở một nơi xa lạ, bỏ con ở quê hương". Nhắc đến con, người đàn bà buôn ma túy này bật khóc nức nở.

- Trong thời gian bỏ trốn, chị có nghĩ đến ngày bị bắt không? - Có chứ. Em nghĩ cuộc đời mình cứ lang thang thế này thì khổ quá, lại bệnh tật. Nhiều lúc muốn tìm về Việt Nam nhưng không có tiền, không biết đường. Trong đầu em nghĩ rất nhiều đến việc trở về đầu thú vì đằng nào mình cũng không trốn được tội. - Vậy tại sao chị không ra đầu thú ở bên Trung Quốc? - Em không biết là nếu đầu thú ở bên đó thì mình có được đưa về Việt Nam hay không. Tâm trạng em lúc đó rất lo sợ. Sợ bị bắt ở Trung Quốc thì không biết sẽ ra sao khi mình không biết tiếng, lại không có người thân thích. - Khi bị Công an Trung Quốc bắt giữ, chị có bị sốc không?- Ban đầu, em cũng lo lắng vì không biết có được trả về Việt Nam không. Nhưng khi được bàn giao cho Công an Việt Nam, được nói chuyện với cán bộ Công an, em thấy thoải mái vì lâu lắm rồi, em mới được giao tiếp với người Việt Nam mình. Giá như hồi đó em không bỏ trốn thì có lẽ giờ đây, nếu chấp hành cải tạo tốt, em đã được giảm án và sắp đến ngày ra tù. Chỉ vì sợ hãi, em đã có quyết định thật sai lầm. Đã vi phạm pháp luật thì trước sau cũng phải chịu tội, cho dù có trốn ở đâu thì lưới trời lồng lộng cũng không thoát được…

- Trong thời gian bỏ trốn, chị có nghĩ đến ngày bị bắt không? - Có chứ. Em nghĩ cuộc đời mình cứ lang thang thế này thì khổ quá, lại bệnh tật. Nhiều lúc muốn tìm về Việt Nam nhưng không có tiền, không biết đường. Trong đầu em nghĩ rất nhiều đến việc trở về đầu thú vì đằng nào mình cũng không trốn được tội. - Vậy tại sao chị không ra đầu thú ở bên Trung Quốc? - Em không biết là nếu đầu thú ở bên đó thì mình có được đưa về Việt Nam hay không. Tâm trạng em lúc đó rất lo sợ. Sợ bị bắt ở Trung Quốc thì không biết sẽ ra sao khi mình không biết tiếng, lại không có người thân thích. - Khi bị Công an Trung Quốc bắt giữ, chị có bị sốc không?- Ban đầu, em cũng lo lắng vì không biết có được trả về Việt Nam không. Nhưng khi được bàn giao cho Công an Việt Nam, được nói chuyện với cán bộ Công an, em thấy thoải mái vì lâu lắm rồi, em mới được giao tiếp với người Việt Nam mình.

Giá như hồi đó em không bỏ trốn thì có lẽ giờ đây, nếu chấp hành cải tạo tốt, em đã được giảm án và sắp đến ngày ra tù. Chỉ vì sợ hãi, em đã có quyết định thật sai lầm. Đã vi phạm pháp luật thì trước sau cũng phải chịu tội, cho dù có trốn ở đâu thì lưới trời lồng lộng cũng không thoát được…

Lê Đình Lý (ở Bình Dương), tội phạm về hành vi cố ý gây thương tích đã trốn bỏ vào Tây Nguyên làm thuê trong nương café 2 năm trời. Nhưng đó cũng chính là khoảng thời gian mà Lý luôn phải sống trong cảm giác nơm nớp lo lắng, sợ hãi bị công an “tóm cổ”. Cuối tháng 9/2010, Lý cùng 4 bạn đồng hương quê Khánh Hoà làm công nhân tại xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương. Nhóm thanh niên đã xảy ra mâu thuẫn với anh Trương Hoàng Nghin (23 tuổi) sống gần chỗ làm. Trong một lần ẩu đả, Lý và các đồng nghiệp lấy mã tấu, tuýp sắt... đánh anh Nghin gây thương tích 51% rồi bỏ trốn. Công an huyện Tân Uyên sau đó đã khởi tố vụ án, lần lượt bắt những người liên quan, riêng Lý trốn lên Đăk Lăk xin làm thuê cho một rẫy cà phê vắng vẻ. Gần 2 năm qua, Lý sống chui nhủi, ít giao du với người khác. Lý nói rằng: "Em ít khi ra khỏi rẫy, luôn lo sợ, ăn ngủ không yên. Mỗi khi xuất hiện người lạ, em lại nghĩ đó là cảnh sát đến bắt mình", Lý nói khi ra trình diện sau 2 năm trốn truy nã.

Lê Đình Lý (ở Bình Dương), tội phạm về hành vi cố ý gây thương tích đã trốn bỏ vào Tây Nguyên làm thuê trong nương café 2 năm trời. Nhưng đó cũng chính là khoảng thời gian mà Lý luôn phải sống trong cảm giác nơm nớp lo lắng, sợ hãi bị công an “tóm cổ”. Cuối tháng 9/2010, Lý cùng 4 bạn đồng hương quê Khánh Hoà làm công nhân tại xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương. Nhóm thanh niên đã xảy ra mâu thuẫn với anh Trương Hoàng Nghin (23 tuổi) sống gần chỗ làm. Trong một lần ẩu đả, Lý và các đồng nghiệp lấy mã tấu, tuýp sắt... đánh anh Nghin gây thương tích 51% rồi bỏ trốn. Công an huyện Tân Uyên sau đó đã khởi tố vụ án, lần lượt bắt những người liên quan, riêng Lý trốn lên Đăk Lăk xin làm thuê cho một rẫy cà phê vắng vẻ. Gần 2 năm qua, Lý sống chui nhủi, ít giao du với người khác. Lý nói rằng: "Em ít khi ra khỏi rẫy, luôn lo sợ, ăn ngủ không yên. Mỗi khi xuất hiện người lạ, em lại nghĩ đó là cảnh sát đến bắt mình", Lý nói khi ra trình diện sau 2 năm trốn truy nã.

Lăng Nguyễn (tổng hợp)