Tướng Lê Kế Lâm: “Phải sẵn sàng mọi biện pháp để đối phó ở Biển Đông”

23/07/2013 07:08
Hoàng Lực
(GDVN) - “Cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam là nhiệm vụ lâu dài và khó khăn. Ngay lúc này không nên nôn nóng, cực đoan biện pháp nào cũng phải tính đến, nhưng vận dụng nó theo thời cơ”, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm cho biết.
Một trong những nguyên nhân khiến những tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Hoa Đông liên tục kéo dài và ngày một căng thẳng và các cuộc đàm phán đều đi vào bế tắc vì Bắc Kinh với thái độ ngang ngược phi lý của Trung Quốc bất chấp luật nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002. Cụ thể từ năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đến nay họ kiên quyết không chịu đàm phán với Việt Nam, không chịu trả lại quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam và không thừa nhận có tranh chấp ở đây.
30 tàu cá Trung Quốc kéo ra Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hoạt động trái phép hồi tháng 7 năm ngoái
30 tàu cá Trung Quốc kéo ra Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hoạt động trái phép hồi tháng 7 năm ngoái
Trong khi đó hiện nay, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện có 5 nước 6 bên cùng tuyên bố chủ quyền, trong đó Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia đã và đang chiếm đóng trái phép một số điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô của ta, tức là tranh chấp đa phương, phức tạp, chồng chéo lẫn nhau. Tuy nhiên Trung Quốc từ chối tất cả các kênh đàm phán đa phương, kể cả đàm phán với ASEAN, từ chối đưa tranh chấp ra các tổ chức tòa án - trọng tài quốc tế về Luật Biển, họ chỉ khăng khăng đàm phán tay đôi với từng nước. Trước tuyên bố phi lý, ngang ngược từ Bắc Kinh: “Chủ quyền thuộc về Trung Quốc” rồi đàm phán gì thì đàm phán…đây là thách thức mới trên công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên mặt trận đối ngoại. Liên quan đến vấn đề này phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.
Chuẩn đô đốc Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Chuẩn đô đốc Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Trung Quốc có thực sự muốn đàm phán giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS và DOC hay không, hay chỉ là kế hoãn binh để họ có thêm thời gian bành trướng và xâm lấn trên thực địa hòng biến Biển Đông thành ao nhà?

Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm:
UNCLOS 1982 có thể nói là mộ bộ luật hoàn chỉnh về biển và đại dương của Liên Hiệp quốc. Trung Quốc là một nước đã ký và phê chuẩn UNCLOS 1982 vào tháng 6/1996 đó là một điều rằng buộc họ. DOC là Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa Asean và Trung Quốc tuy chưa có những quy định rằng buộc nhưng không dễ gì phá bỏ. Cũng đã có những tiền lệ một nước lớn quá tham vọng bá quyền tìm cách phá bỏ luật pháp quốc tế. Nhưng tôi nghĩ ở thời đại ngày nay không dễ gì thế giới lại ngồi yên cho một nước lớn nào đó muốn làm gì thì làm.
Asean và Trung Quốc đã từng tuyên bố cùng nhau xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Trước khi COC ra đời trong thời gian tới Việt Nam phải cảnh giác theo dõi, sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu, phải xây dựng đất nước mạnh lên, giầu lên, phát triển sức mạnh hải quân đủ sức giáng trả tự vệ nếu các thế lực bên ngoài nhăm nhe xâm phạm bờ cõi của ta. - PV: Việt Nam và các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền với Biển Đông - Trường Sa (Philippines, Malaysia, Brunei) nên làm gì để kéo Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán COC, bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn để ngăn chặn các hành động leo thang trên thực địa?Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam và các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đồng cần phải kéo Trung Quốc trở lại bàn đàm phán. Vì thế phải tăng cường đoàn kết trong khối Asean, xem tranh chấp Biển Đông là tranh chấp giữa Asean và Trung Quốc. Đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông vào những vấn đề lớn của các hội nghị trong khu vực đặt làm vấn đề trọng tâm. Nhưng phải dựa vào luật pháp quốc tế mà chủ yếu là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông phải cương quyết không đối thoại song phương mà đưa vấn đề ra giải quyết đa phương các bên vì đối thoại song phương thì các nước trong khu vực kể cả Việt Nam đều “lép vế” so với Trung Quốc trong đó Philippine là một ví dụ, chính vì vậy phải cần có sự đoàn kết các nước Asean. Việc Trung Quốc cố gắng kiên trì, quyết liệt dùng mọi thủ đoạn, mọi hình thức đầu tư sức người, sức của, huy động mọi phương tiện để tìm cách ngụy chứng cứ, kể cả “lừa bịp” người dân Trung Quốc đưa ra việc “Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”. Từ đó Trung Quốc lấy cớ sử dụng vũ lực để thực hiện cái gọi là “bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Trung Quốc” đồng thời đòi hỏi quyền lợi kinh tế trên Biển Đông một cách vô lý. Đó không chỉ là logic cách hành xử của những nước lớn bá quyền trong mọi thời đại. Mà trên hết Trung Quốc muốn có được vị thế trước khi phải ngồi vào bán đàm phán. Nếu phải ngồi vào bàn đàm phán thương lượng nhiều bên thì cũng có cơ sở đòi phần hơn về mình. Nếu dưới lòng Biển Đông có nhiều tài nguyên quý thì các điểm đóng quân sẽ là điểm tựa cho việc thăm dò, khai thác và bảo vệ trực tiếp các cơ sở kinh tế - kỹ thuật đó. Để đối phó tôi nghĩ phải thường xuyên cảnh giác theo dõi để kịp thời lên án, vạch trần những hành động ngang ngược, sai trái của Trung Quốc.- PV: Trong bối cảnh Trung Quốc một mặt phủ nhận hoàn toàn chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, không thừa nhận thực tế họ đã dùng vũ lực xâm lược Hoàng Sa năm 1974, cự tuyệt mọi đàm phán với Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa, mặt khác lại tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa hết sức phi pháp, xây dựng và hoạt động trái phép tại Hoàng Sa, theo Chuẩn Đô đốc chúng ta nên làm gì để đòi lại chủ quyền đối với quần đảo này? Chúng ta có nên khởi kiện Trung Quốc ra tòa án/ trọng tài quốc tế về luật biển nếu họ cứ tiếp tục? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Kể cả xét theo mặt pháp lý như UNCLOS hay theo lịch sử chiếm hữu và quản lý liên tục qua các tài liệu, chứng cứ lịch sử của Việt Nam, Trung Quốc các nước Pháp, Ý, Tây Ban Nha và cả Anh đều minh chứng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm hoàn toàn Hoàng Sa vào tháng 1/1974 và chiếm hơn 10 bãi san hô thuộc quấn đảo Trường Sa từ tháng 3/1988 của Việt Nam. Khi đã chiếm được Trung Quốc cố giữ bằng mọi cách kể cả lớn tiếng nói: “Đó là đất của Trung Quốc, Trung Quốc phải thu hồi và sẽ thu hồi hết những đất còn lại dưới sự kiểm soát của Việt Nam, Philippine và Malayxia”. Có thể thấy đây là luận điểm ngang ngược trái pháp luật quốc tể của nước lớn áp đặt cho các nước lân bang. Tham vọng của Trung Quốc đã thấy rõ đó là quyết chiếm chọn Biển Đông, chiếm trọn hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đòi lại hai quần đảo Senkaku và Okinawa của Nhật Bản và thậm chí là bá chủ thế giới thay Mỹ. Vì thế cuộc đầu tranh đòi lại Hoàng Sa, giữ vững chủ quyền Trường Sa của Việt Nam là nhiệm vụ lâu dài và khó khăn. Phải vừa mềm dẻo, khôn khéo và cương quyết phải phát huy sức mạnh nội lực, và phát huy tối đa sức mạnh ngoại lực của thời đại. Ngay lúc này không nên nôn nóng, cực đoan biện pháp nào cũng phải tính đến, nhưng vận dụng nó theo thời cơ. Hãy nhớ lời dạy của Bác trong quân sự từ việc chơi cờ: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”.
Xin cảm ơn Chuẩn Đô đốc!
Hoàng Lực