Tướng Thước nói về quân xanh - quân đỏ, cơ hội chính trị trong bầu cử

22/03/2016 07:48
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) - “Tuyệt đối tránh trường hợp đưa “quân xanh” vào hiệp thương, bầu cử để "lót đường". Đó không gọi là dân chủ bầu cử”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định.

LTS: Một số cựu quan chức từng là Đại biểu Quốc hội cảnh báo hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” sẽ ảnh hưởng tới tính dân chủ trong bầu cử.

Để làm rõ vấn đề này, hôm 20/3, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.

Vạch trần những kẻ "cơ hội chính trị"

PV: Thưa Trung tướng, quan điểm của ông như thế nào về nhận định “Tổ chức phản động đứng sau người tự ứng cử”?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Không có một sự kiện chính trị quan trọng nào mà không có các thế lực thù địch tìm cách chống phá. Đó là quy luật.

Họ là những tổ chức, thành phần bất đồng chính kiến với quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 

Họ tìm cách xuyên tạc, nói xấu những người được Đảng

Tướng Thước nói về quân xanh - quân đỏ, cơ hội chính trị trong bầu cử ảnh 1

Có người nghiêm túc, nhưng cũng có người theo phong trào khi tự ứng cử

cử, dân bầu vào bộ máy quản lý nhà nước, hoặc tìm cách đưa những người bất đồng chính kiến với chính quyền, vào tổ chức chính trị với ý đồ chống phá.

Do đó, đơn vị có thẩm quyền cần chỉ rõ “tổ chức phản động đứng sau người tự ứng cử” là ai? Họ hoạt động như thế nào?

Từ đó vạch mặt, ngăn chặn những kẻ cơ hội, lợi dụng bầu cử để xuyên tạc, bôi xấu, chống phá chính quyền...

Theo Trung tướng, làm thế nào để chặn đứng những thành phần "cơ hội chính trị" trong quá trình tổ chức bầu cử?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

Việc những người tự ứng cử có lọt qua các vòng hiệp thương, bầu cử hay không, còn phụ thuộc vào sự tín nhiệm của cử tri và sự đánh giá của tổ chức bầu cử.

Nếu công tác hiệp thương bầu cử được thực hiện chặt chẽ thì khó có chuyện những người không xứng đáng được lọt vào danh sách bầu cử hoặc trúng cử.

Mặt khác, đối với những người tự ứng cử, dù phía sau có “bà đỡ” tìm cách đưa họ vào cơ quan dân cử thì cũng khó lọt qua con mắt của nhân dân. 

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (ảnh: Quốc Toản).
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (ảnh: Quốc Toản).

Đối với những người ứng cử tự do thì việc giám sát được thực hiện theo quy định hiệp thương bầu cử. 

Việc lấy ý kiến của nhân dân, khu vực người tự ứng cử sinh sống và công tác rất quan trọng để đánh giá họ có xứng đáng để làm Đại biểu Quốc hội hay không.

Nếu trong quá trình hiệp thương, phát hiện người tự ứng cử có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trên cơ sở giám sát của các tổ chức đoàn thể, cử tri, thì phải loại bỏ ra khỏi danh sách bầu cử.

Bên cạnh đó, cử tri cũng nên hết sức cảnh giác trước những chiêu trò mua chuộc lá phiếu của những thành phần có "động cơ chính trị" không trong sáng.

Ví dụ, trước đây trong khu dân cư, chưa bao giờ anh (người tự ứng cử - PV) quan tâm, đóng góp gì trong các hoạt động chính trị, xã hội, nhưng đến khi chuẩn bị bầu cử thì họ lại xum xuê, từ thiện, tặng cái này, cái nọ cho cử tri tại khu vực bỏ phiếu. Đây là điều bất thường, có động cơ không trong sáng, vụ lợi cá nhân.

Do đó, muốn đánh giá người tự ứng cử có ý xấu hay tốt chỉ cần xác định, đánh giá cụ thể các đóng góp, cống hiến của họ ở nơi sinh sống, công tác từ trước tới nay.

Trách nhiệm trong việc phát hiện, kiểm soát, loại bỏ những thành phần có động cơ chính trị không trong sáng thuộc về cấp ủy cơ sở, tổ chức bầu cử, cử tri… Qua đó vạch trần những kẻ "cơ hội chính trị" để người dân được biết. 

Theo Trung tướng, làm thế nào để công tác bầu cử bảo đảm tính dân chủ?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
: Vấn đề nằm ở chỗ, công tác hiệp thương, bầu cử phải được thực hiện một cách công bằng, dân chủ, để người trúng cử, hoặc không trúng cử vẫn tâm phục khẩu phục, mà vẫn đảm bảo chất lượng Đại biểu.

Ngược lại, tôi không đồng tình với cách làm chưa bầu cử đã biết người này trúng cử, người kia không trúng cử.

Tuyệt đối tránh trường hợp đưa “quân xanh” vào hiệp thương, bầu cử để "lót đường". Đó không gọi là dân chủ.

Tôi ví dụ, Bộ này có 2 người được đề cử để chọn 1 người làm Đại biểu Quốc hội. Như vậy, nếu ông Bộ

Tướng Thước nói về quân xanh - quân đỏ, cơ hội chính trị trong bầu cử ảnh 3

Nghệ sĩ ứng cử Đại biểu Quốc hội, đừng nghĩ người ta thiếu nghiêm túc

trưởng được đề cử, bỏ phiếu thì không nên đưa một ông trợ lý cấp 5, hoặc cấp 6 vào để làm “quân xanh” để "lót đường" khi thực hiện bầu cử.

“Lính” làm sao "đấu" được với “trưởng” mà đưa vào danh sách bầu cử. Như vậy là không công bằng.

Do đó, để có sự cạnh tranh công bằng trong bầu cử thì người được đề cử, nằm trong danh sách bỏ phiếu phải là “kẻ tám lạng, người nửa cân”.

Cơ cấu Đại biểu ảnh hưởng tới chất lượng

Có ý kiến cho rằng, việc Đại biểu “gánh” nhiều cơ cấu, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng Đại biểu? Quan điểm của Trung tướng về vấn đề này như thế nào?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Cơ cấu là cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc gia nói chung.

Nhưng nếu cứ cứng nhắc vấn đề cơ cấu sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng Đại biểu. 

Do đó, muốn chọn được những Đại biểu có chất lượng phải có cơ cấu hợp lý, trên bình diện tổng quan chứ không nên cơ cấu kiểu “địa phương”. 

Một điểm nữa cần lưu ý, cần giảm bớt số lượng Đại biểu kiêm nhiệm. Ví dụ, một cơ quan không nên có 2, hoặc 3 người giữ cương vị lãnh đạo cơ quan đều là Đại biểu Quốc hội.

Thực tế trong thời gian qua có chuyện Đại biểu là lãnh đạo đơn vị vắng họp, bởi họ phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc. Điều này cũng khiến chất lượng các phiên thảo luận bị ảnh hưởng.

Do đó, việc chọn Đại biểu có chất lượng là điều quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Người dân sẵn sàng bỏ ra 5 triệu/tháng để “nuôi” một Đại biểu Quốc hội có đóng góp (tham luận, sáng kiến), làm lợi cho đất nước.

Ngược lại, những người không có đóng góp gì cho đất nước (không phát biểu, thảo luận...), thì bỏ ra một xu cũng tiếc. 

Cảm ơn Trung tướng về cuộc trao đổi này!

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)