Vụ bé 5 tuổi bị bỏ rơi: Họ sẽ bị quả báo nhãn tiền

17/05/2012 10:59
Mạnh Thu (thực hiện)
(GDVN) - “Khi người ta đã cố tình vứt đi đứa con mà họ cho là gánh nặng thì họ không thiếu gì cách để biện hộ cho việc làm của mình. Luật nhân quả đã có ngay trước mắt rồi. Đó là tất cả những sự bức xúc, phẫn nộ của dư luận xã hội đang nhắm về bố mẹ đẻ của cháu…”
Bé Nguyễn Đàm Hồng Hạnh, 5 tuổi, bị thiểu năng câm điếc bẩm sinh, bại não, hở hàm ếch và luôn trong tình trạng đau ốm ngặt nghẹo bị chính bố mẹ đẻ lên kế hoạch bỏ lại chùa Bồ Đề dù gia cảnh không quá nghèo đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ và bất bình. Nhiều người đặt ra nghi vấn, phải chăng, những người làm bố, làm mẹ như anh Hùng, chị Chiêm đã hết kiên nhẫn và quá ngao ngán khi phải mất thời gian, công sức, tiền bạc chăm sóc đứa con bệnh tật không biết đến tương lai của mình?
Đại đức Thích Quảng Hoàng (chùa Tảo Sách - Hà Nội), người đã từng tham gia rất nhiều chuyến đi từ thiện và muốn man đến niềm vui, tiếng cười cho trẻ thơ...
Đại đức Thích Quảng Hoàng (chùa Tảo Sách - Hà Nội), người đã từng tham gia rất nhiều chuyến đi từ thiện và muốn man đến niềm vui, tiếng cười cho trẻ thơ...
Để rộng đường dư luận, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với đại đức Thích Quảng Hoàng, chùa Tảo Sách (Tây Hồ - Hà Nội). Đại đức Thích Quảng Hoàng đã có nhiều phân tích, lý giải câu chuyện đau lòng, gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận trên góc độ Phật giáo và trên cương vị của một nhà từ thiện.
PV: Thưa đại đức Thích Quảng Hoàng, thầy có biết đến câu chuyện đau lòng về trường hợp cháu Nguyễn Đàm Hồng Hạnh (5 tuổi) bị câm điếc bẩm sinh, bại não, hở hàm ếch… bị chính người bố đẻ của mình mang xuống Chùa Bồ Đề bỏ lại?
Đại đức Thích Quảng Hoàng: Ngay từ ngày đầu cháu Hạnh được đưa đến chùa Bồ Đề, tôi đã biết. Tuy nhiên lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng cháu cũng như bao đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, bất đắc dĩ phải vào nương nhờ cửa Phật. Sau khi báo chí vào cuộc, tôi mới biết được rõ hoàn cảnh của cháu. Cháu bé 5 tuổi ấy có hoàn cảnh quá đáng thương và phải chịu đựng quá nhiều bất hạnh! Sự bất hạnh lớn nhất của cháu không phải là bệnh tật đeo bám từ lúc mới thành hình hài mà là cháu đã bị chính những người cha, người mẹ đẻ của mình đang tâm vứt bỏ, chối bỏ trách nhiệm sau 5 năm nuôi dưỡng. Điều đáng nói ở đây chính là bố mẹ cháu cũng không đến mức là không đủ điều kiện nuôi con như bao hoàn cảnh khác. Sợ hơn nữa, đó là sự vô tâm, vô cảm đến lạnh lùng của cặp vợ chồng này dành cho đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra.
PV: Qua tìm hiểu trực tiếp của PV báo Giáo dục Việt Nam, cặp vợ chồng này đã lên kế hoạch bỏ con từ lâu. Người bố đã nhẫn tâm bỏ lại con và lén lút ra về khi chưa nhận được lời chấp thuận nhận nuôi từ phía chùa Bồ Để… Quan điểm của thầy về việc này như thế nào?
Đại đức Thích Quảng Hoàng: Với tấm lòng từ bi của Đức Phật, cửa chùa luôn rộng mở để đón nhận những mảnh đời bất hạnh. Và thực tế, bao ngôi chùa đã và đang là tổ ấm của những mảnh đời bất hạnh. Việc cưu mang, nuôi dưỡng những mảnh đời bất hạnh như cháu Nguyễn Đàm Hồng Hạnh là điều rất bình thường với bất cứ nhà chùa nào. Khi người ta đã cố tình vứt đi đứa con mà họ cho là gánh nặng thì họ không thiếu gì cách để biện hộ cho việc làm của mình. Tôi chỉ thấy thương cho cháu khi cháu có bố mẹ đầy đủ mà thành ra trẻ mồ côi.
PV: Thưa đại đức, hành động “mang con bỏ chợ” của cặp vợ chồng ấy xét về luật nhân quả đến bây giờ đã nói lên điều gì?
Đại đức Thích Quảng Hoàng: Xét theo luật nhân quả của Phật Giáo thì rất rộng, nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau nhưng luật nhân quả đã có ngay trước mắt rồi. Đó là tất cả những sự bức xúc, phẫn nộ của dư luận xã hội đang nhắm về bố mẹ đẻ của cháu. Ta không phán xét nhiều mà hãy để cho lương tâm họ tự phán xét, bởi trong sách nhà Phật có câu: "vị quan toà lớn nhất của đời mình là lương tâm".PV: Đứng trên góc độ Phật giáo, thầy có thể luận bàn đôi chút về tình máu mủ, ruột già trong hoàn cảnh này? Qua sự việc này, phải chăng tình người, tình máu mủ trong xã hội hiện đại đã không còn thiêng liêng và đủ lớn để gắn kết yêu thương?Đại đức Thích Quảng Hoàng: Cũng không hẳn là vậy. Ở môi trường nào, xã hội thời nào cũng có người nọ người kia. Nếu nói rằng xã hội bây giờ tình máu mủ ruột thịt không đủ thiêng liêng gắn kết thì tại sao vẫn có những câu chuyện cảm động tận tâm can con người về hành trình tìm lại những đứa con thất lạc hay hành trình tìm lại cuội nguồn của bao người con? Hay như những câu chuyện của những người không may mắn được làm cha, làm mẹ đúng nghĩa, họ khát khao được nghe tiếng con trẻ gọi một câu cha, câu mẹ như thế nào… Rồi rất nhiều người nổi tiếng ở nước ngoài về tận Việt Nam hoặc sang các nước khác để nhận con nuôi, làm từ thiện. Rất nhiều các tấm lòng từ thiện, các Mạnh Thường Quân không mệt mỏi với công tác từ thiện vì cộng đồng… và đặc biệt là báo Giáo dục Việt Nam đã có bài viết với nội dung làm từ thiện là chất gây nghiện của các bạn trẻ. Tình yêu thương của cha mẹ luôn tồn tại mãi với thời gian, trừ khi không còn con người trên thế gian này nữa. Điều này đã được thể hiện từ rất lâu trong kinh Vu Lan" mẹ già hơn trăm tuổi vẫn thương con tám mươi...". Quan trọng là sự nhận thức của từng người và trách nhiệm của từng người mà thôi.
Bé Nguyễn Đàm Hồng Hạnh, 5 tuổi bị bỏ rơi trong chùa Bồ Đề
Bé Nguyễn Đàm Hồng Hạnh, 5 tuổi bị bỏ rơi trong chùa Bồ Đề

PV: Được biết, đại đức Thích Quảng Hoàng và Chùa Tảo Sách đang cưu mang, nuôi dưỡng 2 cháu nhỏ. Bản thân thầy cũng đã đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, loại người khác nhau,… và tham gia nhiều hoạt động từ thiện, thầy muốn chia sẻ điều gì qua câu chuyện đau lòng khiến dư luận phẫn nộ này?
Đại đức Thích Quảng Hoàng: Với cháu Hạnh thì dù sao cũng được ở nơi vòng tay yêu thương của chùa Bồ Đề. Đó cũng là điều may mắn của cháu so với rất nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi nơi đầu đường xó chợ khác. Phải thừa nhận một điều rằng, vài năm gần đây báo chí đã làm rất tốt việc chuyển tải đến thông điệp, rằng xã hội này còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh cần được sự quan tâm của cộng đồng và làm nhịp cầu nối những nhà hảo tâm với những mảnh đời bất hạnh. Tôi mong báo Giáo dục Việt Nam sẽ làm tốt hơn nữa và cá nhân tôi cũng sẽ cố gắng hết mình vì việc lợi ích chung đó.Cám ơn đại đức Thích Quảng Hoàng!

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Cháu Nguyễn Đàm Hồng Hạnh, 5 tuổi, bị bỏ rơi tại chùa Bồ Đề, Hà Nội.

Mã số  46

2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

3. Qua Ngân hàng:

- Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy.

- Swift Code: VBAAVNVX

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn

Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

 Video Clip

Mạnh Thu (thực hiện)