Thí sinh Đỗ Thị Vân, Yên Mỹ, Hưng Yên - MS 68

22/11/2012 09:03
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Đỗ Thị Vân, Yên Mỹ, Hưng Yên với món "Cơm tấm Sài Gòn".
"14-02-2012- Ngày yêu thương, ngày xa cách. Chiều valentine, khoảnh khắc anh tạm biệt quê hương để đến với xứ sở mặt trời mọc, em buồn, vui lẫn lộn….ấy là tâm trạng của người con gái tuổi 19 với lồng ngực căng tràn cứ thế dào dạt bao cảm xúc khó tả. Anh đến với cuộc sống mới, em cũng dần bắt nhịp với cuộc sống đa màu sắc hơn. Quan tâm anh, lo lắng anh, em gõ vội lên bàn phím: ”Văn hóa Nhậ tBản”, “Ẩm thực Nhật Bản”, “Thời tiết Nhật Bản”…vì e lo a không đủ ấm trước cái giá rét tê buốt, sợ anh không hợp khẩu vị với văn hóa ẩm thực nơi xứ người…Và như một sự sắp đặt sau bao ngày tìm hiểu khiến em vô tình biết đến thuật ngữ “Umami”. Lạ lẫm, ngạc nhiên rồi đến bất ngờ khi anh giới thiệu rằng Umami được khám phá bởi một giáo sư người Nhật Bản Kikunae Ikeda, nó mang vị ngọt dịu của cà chua, vị ngọt nồng nàn của thịt hay vị ngọt của nước dùng và vì thế Umami là vị thứ năm sau bốn vị cơ bản: chua, cay, mặn, ngọt. Ôi!!! 19 tuổi em mới thấu suốt đầy đủ các vị trong lâu đài ẩm thực phong phú này và biết rằng trong những trái cà chua đỏ mọng, củ cà rốt tươi ngon, rồi cả trong các loại thực phẩm quen thuộc: thịt gà, thịt bò, trứng, sữa… đều có sự xuất hiện của vị Umami lạ và quen đến thế!!! Nhớ về vị độc đáo này em lại nhớ anh - nhớ món cơm tấm - món ăn hội tụ những vị truyền thống gắn liền với kỉ niệm đầu tiên khi em trổ tài vào bếp. Em vụng về luôn cần anh chỉ dạy cách làm. Anh bảo cơm tấm gồm bốn món chủ đạo: sườn nướng, chả trứng, nem, trứng ốp la. Khi nấu cơm phải khô, khi hạt cơm chín không được dính vào nhau. Anh chú ý nhỏ rằng miếng sườn heo khi ăn vừa dai nhưng chín toàn diện đồng thời tỏa hương thơm ngào ngạt đến quyến rũ. Tất cả hài hòa về màu sắc và mùi vị vô cùng. Và nó hài hòa trong cả nỗi nhớ em gửi tới anh! Ở phương ấy anh sẽ nhớ lắm món cơm tấm Sài thành, anh nhỉ?"
"14-02-2012- Ngày yêu thương, ngày xa cách. Chiều valentine, khoảnh khắc anh tạm biệt quê hương để đến với xứ sở mặt trời mọc, em buồn, vui lẫn lộn….ấy là tâm trạng của người con gái tuổi 19 với lồng ngực căng tràn cứ thế dào dạt bao cảm xúc khó tả. Anh đến với cuộc sống mới, em cũng dần bắt nhịp với cuộc sống đa màu sắc hơn. Quan tâm anh, lo lắng anh, em gõ vội lên bàn phím: ”Văn hóa Nhậ tBản”, “Ẩm thực Nhật Bản”, “Thời tiết Nhật Bản”…vì e lo a không đủ ấm trước cái giá rét tê buốt, sợ anh không hợp khẩu vị với văn hóa ẩm thực nơi xứ người…Và như một sự sắp đặt sau bao ngày tìm hiểu khiến em vô tình biết đến thuật ngữ “Umami”. Lạ lẫm, ngạc nhiên rồi đến bất ngờ khi anh giới thiệu rằng Umami được khám phá bởi một giáo sư người Nhật Bản Kikunae Ikeda, nó mang vị ngọt dịu của cà chua, vị ngọt nồng nàn của thịt hay vị ngọt của nước dùng và vì thế Umami là vị thứ năm sau bốn vị cơ bản: chua, cay, mặn, ngọt. Ôi!!! 19 tuổi em mới thấu suốt đầy đủ các vị trong lâu đài ẩm thực phong phú này và biết rằng trong những trái cà chua đỏ mọng, củ cà rốt tươi ngon, rồi cả trong các loại thực phẩm quen thuộc: thịt gà, thịt bò, trứng, sữa… đều có sự xuất hiện của vị Umami lạ và quen đến thế!!! Nhớ về vị độc đáo này em lại nhớ anh - nhớ món cơm tấm - món ăn hội tụ những vị truyền thống gắn liền với kỉ niệm đầu tiên khi em trổ tài vào bếp. Em vụng về luôn cần anh chỉ dạy cách làm. Anh bảo cơm tấm gồm bốn món chủ đạo: sườn nướng, chả trứng, nem, trứng ốp la. Khi nấu cơm phải khô, khi hạt cơm chín không được dính vào nhau. Anh chú ý nhỏ rằng miếng sườn heo khi ăn vừa dai nhưng chín toàn diện đồng thời tỏa hương thơm ngào ngạt đến quyến rũ. Tất cả hài hòa về màu sắc và mùi vị vô cùng. Và nó hài hòa trong cả nỗi nhớ em gửi tới anh! Ở phương ấy anh sẽ nhớ lắm món cơm tấm Sài thành, anh nhỉ?"
Ban Biên Tập