Thí sinh Hoàng Thùy Linh, Cầu Giấy, Hà Nội - MS 57.

20/11/2012 10:39
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Hoàng Thùy Linh, Cầu Giấy, Hà Nội với món "Há cảo chiên".
"Trong một dịp đi dự đám cưới của bạn trong miền Nam tôi đã được thưởng thức món há cảo chiên thơm ngon, lạ miệng. Từng viên há cảo vỏ vừa phải, không dày, không mỏng được chiên vàng, thơm giòn mà không ngậy. Bánh há cảo chiên giòn muốn ngon thì phải tỉ mẩn từng công đoạn, từ khâu làm vỏ bánh, nhân bánh đến chiên bánh. Vỏ bánh thường được làm từ bột gạo, bột năng hay bột sắn dây. Tuy nhiên, nếu làm bằng bột sắn dây thì bánh sẽ trong hơn. Trộn bột với nước, chút muối rồi bắt đầu nhào nặn. Bột càng được nhào kỹ thì bánh sẽ càng dai và trong bấy nhiêu. Nhân bánh được ưa chuộng là từ thịt nạc heo và tôm bằm nhuyễn với nấm hương, hành tím khô và chút gia vị. Tôm sau khi luộc chín, bóc vỏ trộn đều với hành tím, cà rốt thái hạt lựu, thịt xay, hạt tiêu và lòng đỏ trứng gà. Khi đã có nhân bánh, cán mỏng lớp bột, cắt thành từng miếng tròn, cho nhân vào giữa, lấy một ít nước hoặc lòng trắng trứng quết lên mép bánh rồi khép hai mép bánh lại cho kín. Khi vê vỏ bánh có thể tùy hứng sáng tạo các hình dáng của há cảo, có thể kéo các góc để há cảo hình vuông, cũng có thể miết các mép vỏ bánh thành hình cái mũ nhọn nhỏ nhắn, xinh xinh. Sau khi gói xong há cảo, phải chuẩn bị chảo dầu nóng để chiên bánh. Để dầu nóng già, thả từng chiếc há cảo vào chảo dầu sôi, khi vỏ bánh chín vàng đều là có thể vớt ra. Màu bánh há cảo chiên lúc này vàng ruộm, giòn rụm trông rất hấp dẫn. Bánh há cảo chiên ăn khi còn nóng chấm với nước chấm chua ngọt chứa tinh chất Umami đậm đà, vài lát đu đủ giấm ngon tuyệt, quả là đúng vị, ăn rất “vào” nhất là những ngày mát trời".
"Trong một dịp đi dự đám cưới của bạn trong miền Nam tôi đã được thưởng thức món há cảo chiên thơm ngon, lạ miệng. Từng viên há cảo vỏ vừa phải, không dày, không mỏng được chiên vàng, thơm giòn mà không ngậy. Bánh há cảo chiên giòn muốn ngon thì phải tỉ mẩn từng công đoạn, từ khâu làm vỏ bánh, nhân bánh đến chiên bánh. Vỏ bánh thường được làm từ bột gạo, bột năng hay bột sắn dây. Tuy nhiên, nếu làm bằng bột sắn dây thì bánh sẽ trong hơn. Trộn bột với nước, chút muối rồi bắt đầu nhào nặn. Bột càng được nhào kỹ thì bánh sẽ càng dai và trong bấy nhiêu. Nhân bánh được ưa chuộng là từ thịt nạc heo và tôm bằm nhuyễn với nấm hương, hành tím khô và chút gia vị. Tôm sau khi luộc chín, bóc vỏ trộn đều với hành tím, cà rốt thái hạt lựu, thịt xay, hạt tiêu và lòng đỏ trứng gà. Khi đã có nhân bánh, cán mỏng lớp bột, cắt thành từng miếng tròn, cho nhân vào giữa, lấy một ít nước hoặc lòng trắng trứng quết lên mép bánh rồi khép hai mép bánh lại cho kín. Khi vê vỏ bánh có thể tùy hứng sáng tạo các hình dáng của há cảo, có thể kéo các góc để há cảo hình vuông, cũng có thể miết các mép vỏ bánh thành hình cái mũ nhọn nhỏ nhắn, xinh xinh. Sau khi gói xong há cảo, phải chuẩn bị chảo dầu nóng để chiên bánh. Để dầu nóng già, thả từng chiếc há cảo vào chảo dầu sôi, khi vỏ bánh chín vàng đều là có thể vớt ra. Màu bánh há cảo chiên lúc này vàng ruộm, giòn rụm trông rất hấp dẫn. Bánh há cảo chiên ăn khi còn nóng chấm với nước chấm chua ngọt chứa tinh chất Umami đậm đà, vài lát đu đủ giấm ngon tuyệt, quả là đúng vị, ăn rất “vào” nhất là những ngày mát trời".
Ban Biên Tập